Cuối phiên chất vấn chiều nay của HĐND TP Hà Nội, liên quan đến việc hút bùn tại Hồ Tây, ông Chung cho biết, chiều qua ông đã nhận được báo cáo của UBND quận Tây Hồ.
Ông Chung cho biết, trong 4 gói dự án thực hiện từ năm 2011 đến nay trị giá 128 tỷ thì quyết toán hơn 80 tỷ. Riêng dự án nạo vét khu vực đường Thanh Niên, sau khi xảy ra sự cố cá chết ở Hồ Tây, UBND TP đã yêu cầu dừng để nghiên cứu, đánh giá lại.
"Theo con số báo cáo thì đã nạo vét được 440.000m3 bùn và được đổ ở 2 nơi là Vĩnh Quỳnh (Đông Anh) và Thanh Trì", ông Chung cho biết.
Chủ tịch TP cũng cho biết sẽ có khảo sát, đánh giá lại. Tuy nhiên, với các dự án này và khảo sát sơ bộ vừa qua thì việc nạo vét trong những năm vừa qua chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế để có thể làm sạch toàn bộ Hồ Tây.
"Ban cán sự UBND TP đang thuê các tư vấn trong và ngoài nước để khảo sát, đánh giá để xây dựng đề án tổng thể, biến Hồ Tây thành khu vui chơi, giải trí, du lịch, đặc biệt phát triển đua thuyền và thu hút khách du lịch trọng tâm cho TP", ông nói.
Ông Chung cũng chia sẻ: "Cá nhân tôi khi nêu về vấn đề này không có hàm ý nói về tiêu cực. Chỉ nêu vấn đề hiệu quả mà khối lượng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn".
Trước đó, tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội ngày 5/12, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho hay, theo con số khảo sát của 3 công ty độc lập, nếu muốn làm sạch Hồ Tây thì phải nạo vét khoảng 1,2 triệu khối bùn, có những khu vực hiện nay nước còn độ sâu 0,5m và bùn sâu 1,7m.
Ông cho biết, nếu hút 1,2 triệu khối bùn, các nhà khảo sát đưa ra số tiền từ 170 -180 tỷ đồng. Tuy nhiên "trong 4 năm qua Ban quản lý Hồ Tây dùng hết 128 tỷ nhưng tôi không thấy một khối bùn ở đâu cả".
Trả lời báo chí hôm qua, Bí thư Quận ủy Tây Hồ Nguyễn Văn Thắng khẳng định, không có chuyện chi trăm tỷ đồng mà không hút được khối bùn nào ở Hồ Tây.
(Theo Vietnamnet)
Với cấu trúc nhiều lớp và độ xốp đồng đều, loại màng lọc mới không chỉ có thông lượng nước đặc biệt mà còn giúp loại bỏ các chất gây ô nhiễm một cách hiệu quả.
Đó là một trong những mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 (Dự kiến lần 1) vừa được UBND tỉnh Bắc Giang ban hành.
Dù công việc thoát nước chống úng ngập thành phố rất vất vả nhưng anh Phạm Thành Trung, Tổ trưởng Tổ xử lý chất lượng nước, Xí nghiệp Quản lý duy trì hồ (Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội) vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Hiện các địa phương tại ĐBSCL đang tăng cường các biện pháp chống ngập vùng nội ô, phát triển đô thị bền vững kết hợp chỉnh trang đô thị.