Lai Châu: Lũ ống cắt đứt nhiều đường huyết mạch
- Cập nhật: Thứ ba, 11/6/2013 | 8:55:20 Sáng
Do mưa lớn kéo dài từ đêm mùng 9 và rạng sáng 10/6, trên các tuyến Quốc lộ 12, tỉnh lộ 127, tỉnh lộ 128 ở tỉnh Lai Châu xuất hiện tình trạng sạt lở đất, đá, khiến giao thông bị ngưng trệ.
Đặc biệt, trên Quốc lộ 12 - tuyếnmạch duy nhất từ tỉnh Lai Châu sang tỉnh Điện Biên và từ thị xã Lai Châu đi các huyện biên giới Mường Tè, Nậm Nhùn, đã xảy rađiểm sạt lở; trong đó nặng nhất là tại điểm km 61, thuộc địa phận xã Chăn Nưa, huyện biên giới Sìn Hồ (Lai Châu).
Vào khoảng 5 giờ sáng 10/6,
Tuy nhiên, đến khoảng 8 giờ sáng cùng ngày, do mưa lớn, trên tỉnh lộ 128, tại Km số 5 cũng xảy ra tình trạng sạt lở cục bộ gây tắc đường, khiến chủ phương tiện phải chờ đợi trong giờ.
Ông Đoàn Đức Long, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Lai Châu cho biết ngay sau khi sự cố lũ ống, sạt lở gây ách tắc xảy ra trên các tuyến Quốc lộ 12, tỉnh lộ 127, 128, Sở đã chỉ đạo, tổ chức huy động các phương tiện máy móc, nhân lực đang thi công trên các tuyến này vào cuộc khắc phục.
Đến thời điểm này chỉ còn điểm tại Km 61, Quốc lộ 12, các lực lượng đang vận chuyển ống cống, rọ thép vào hiện trường để khắc phục. Trước mắt, các lực lượng cố gắng đến chiều 12/6, sẽ thông tuyến tại điểm km61 này, nếu không có thêm mưa to và về.
Cơ quan chức năng Lai Châu đang tổ chức, bố trí lực lượng phân luồng, khuyến cáo người tham gia giao thông đi huyện Nậm Nhùn, Mường Tè, tỉnh Điện Biên và ngược lại cần đi theo tỉnh lộ 128, 129, và Tà Ghênh - Nậm Pậy. Công ty xây dựng cầu Hợp Long đang khẩn trương thi công cầu Nậm Hò mới ở phía trên cầu Nậm Hò cũ khoảng 200m, nhằm đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn trong mùa mưa lũ. lên cao đã đánh sập cầu tạm Nậm Hò, tạo khoảng cách đứt quãng trên Quốc lộ 12 khoảng 20m, gây nên tình trạng ách tắc giao thông nghiêm trọng, khiến chủ các phương tiện từ thị xã Lai Châu đi các huyện Nậm Nhùn, Mường Tè (Lai Châu) và đi tỉnh Điện Biên đã phải di chuyển theo tỉnh lộ 128.
Các tin khác
Với cấu trúc nhiều lớp và độ xốp đồng đều, loại màng lọc mới không chỉ có thông lượng nước đặc biệt mà còn giúp loại bỏ các chất gây ô nhiễm một cách hiệu quả.
Đó là một trong những mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 (Dự kiến lần 1) vừa được UBND tỉnh Bắc Giang ban hành.
Dù công việc thoát nước chống úng ngập thành phố rất vất vả nhưng anh Phạm Thành Trung, Tổ trưởng Tổ xử lý chất lượng nước, Xí nghiệp Quản lý duy trì hồ (Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội) vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Hiện các địa phương tại ĐBSCL đang tăng cường các biện pháp chống ngập vùng nội ô, phát triển đô thị bền vững kết hợp chỉnh trang đô thị.