Dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tại TP. Hạ Long

  • Cập nhật: Thứ ba, 11/6/2013 | 2:06:49 Chiều

TÊN DỰ ÁN

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT TẠI TP. HẠ LONG

TÓM TẮT ĐẦU TƯ

Lĩnh vực

Môi trường, xử lý nước thải sinh hoạt

Đơn vị chủ quản

+ Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh

+ Giai đoạn thực hiện dự án:

UBND Thành phố Hạ Long

Địa điểm dự án

Dự kiến tại các phường Hà Phong, phường Hà Khẩu, phường Việt Hưng và phường Đại Yên. Địa điệm xây dựng cụ thể sẽ được xác định trong bước lập dự án đầu tư.

Mục tiêu và quy mô

Mục tiêu:

Đảm bảo xử lý triệt để lượng nước thải sinh hoạt của thành phố Hạ Long khoảng 31.400m3/ng.đ vào năm 2015, đồng thời xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát chặt chẽ và tăng cường công tác quản lý bảo vệ môi trường khí thải đối với các nhà máy xi măng và nhiệt điện, nước thải mỏ trên địa bàn tỉnh.

Thiết bị công nghệ theo nguyên lý xử lý nước thải sinh hoạt, công nghệ tiên tiến của nước ngoài, thân thiện với môi trường, đảm bảo theo quy chuẩn quốc gia quy định về khí thải công nghiệp, nước thải mỏ và nước thải sinh hoạt, không gây ra các ô nhiễm thứ cấp.

Quy mô xử lý:

31.400m3/ng.đ

Thực trạng dự án

UBND tỉnh đã đồng ý chủ chương đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt thành phố Hạ Long giai đoạn 2011-2015

Tiến độ dự án

Từ năm 2012-2015, phân kỳ như sau:

+ Năm 2012: Lập và phê duyệt dự án, làm các bước chuẩn bị đầu tư;

+ Năm 2012-2013: Xây dựng các trạm xử lý nước thải Hà Phong, Hà Khẩu; cải tạo, nâng cấp trạm xử lý nước thải Bãi Cháy; xây dựng các công trình xử lý nước thải cục bộ cho các cụm dân cư nhỏ lẻ.

+ Năm 2014: Cải tạo, nâng cấp trạm xử lý nước thải Hà Khánh;

+ Năm 2014-2015: Xây dựng trạm xử lý nước thải Đại Yên, Việt Hưng.

Hình thức đầu tư

Theo đề xuất của nhà đầu tư (liên doanh; 100% vốn…)

Đối tác tìm kiếm

- Nguồn vốn Chính phủ, các quỹ đầu tư hoặc các TNC, Tập đoàn, Công ty nước ngoài có thế mạnh và tiềm lực tài chính.

- Đối tác có năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường, xử lý nước thải sử dụng công nghệ hiện đại, đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Khuyến khích đầu tư theo hình thức 100% vốn.

Thuận lợi của dự án

- Việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt sẽ giải quyết triệt để vấn đề môi trường liên quan đến nước thải sinh hoạt của Thành phố trong tương lai.

Chính sách ưu đãi đối với dự án

Theo nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/01/2009 về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường.

Cam kết của Tỉnh đối với dự án

* Về vấn đề giải phóng mặt bằng:

Tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức đền bù, giải phóng mặt bằng bằng tiền thuê đất do nhà đầu tư ứng trước. Số tiền ứng trước này của nhà đầu tư sẽ được khấu trừ vào tổng số tiền thuê đất mà nhà đầu tư phải trả.

* Về hạ tầng kỹ thuật: đảm bảo cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc đến chân hàng rào của dự án.

* Về lao động: hỗ trợ nhà đầu tư đào tạo và tuyển dụng lao động phù hợp cho dự án.

* Về thủ tục hành chính: đảm bảo giải quyết các thủ tục theo cơ chế một cửa, một đầu mối, hỗ trợ tối đa cho nhà đầu tư.

Thông tin tham chiếu cho nhà đầu tư

1. Giá điện:

- Cấp điện áp từ 110 kV trở lên: 0,052 USD

- Cấp điện áp từ 22 kV đến dưới 110 kV: 0,054 USD

- Cấp điện áp từ 6 kV đến dưới 22 kV: 0,055 USD

- Cấp điện áp dưới 6 kV: 0,058 USD

2. Giá nước:

- Cho hoạt động sản xuất vật chất: 0,37 USD

- Kinh doanh dịch vụ, du lịch, xây dựng: 0,54 USD

3. Chi phí vận chuyển:

- Đường thuỷ: 4,8 USD – 5,7 USD/tấn

- Đường bộ: 190,5 USD/Công-ten-nơ

4. Chi phí lao động: mức lương tối thiểu là 66,7 USD/tháng

TÓM TẮT TÀI CHÍNH (tham chiếu)

Tổng vốn đầu tư dự kiến

70 triệu USD tương ứng với Công suất: 31.400m3/ng.đ

Tổng chi phí đầu tư dự kiến

Chi phí xây dựng: 10 triệu USD.

Chi phí thiết bị: 45 triệu USD

Chi phí quản lý dự án, thiết kế: 5 triệu USD.

Chi phí dự phòng: 10 triệu USD.

Dự báo lợi nhuận & IRR

 

NPV

 

Vòng đời dự án

50 năm

Thời gian thu hồi vốn

 

QUY TRÌNH THAM GIA DỰ ÁN

Các bước triển khai

  1. Nhà đầu tư gửi đề xuất tham gia dự án cho cơ quan đầu mối của Tỉnh;
  2. Nhà đầu tư nhận chấp thuận chủ trương đầu tư của Tỉnh;
  3. Nhà đầu tư chuẩn bị Hồ sơ dự án và nộp tại cơ quan đầu mối của Tỉnh để xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
  4. Nhà đầu tư nhận Giấy chứng nhận đầu tư;
  5. Tỉnh tổ chức đền bù, giải phóng mặt bằng và bàn giao địa điểm sạch cho nhà đầu tư;
  6. Nhà đầu tư làm thủ tục ký hợp đồng thuê đất và nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  7. Nhà đầu tư làm thủ tục xin phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án;
  8. Nhà đầu tư tiến hành xây dựng và triển khai dự án.

THÔNG TIN LIÊN LẠC

Cơ quan đầu mối

BAN XÚC TIẾN VÀ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ QUẢNG NINH

Đia chỉ: Tầng 2, khu Liên cơ quan số 2, đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hà, Tp. Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh

Tel: 033.3533686                   Fax: 033.3533586

E-mail: ipa@quangninh.gov.vn

Website: www.investinquangninh.vn

 

(Theo investinquangninh.vn)

  •  
Các tin khác

Với cấu trúc nhiều lớp và độ xốp đồng đều, loại màng lọc mới không chỉ có thông lượng nước đặc biệt mà còn giúp loại bỏ các chất gây ô nhiễm một cách hiệu quả.

Đó là một trong những mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 (Dự kiến lần 1) vừa được UBND tỉnh Bắc Giang ban hành.

Dù công việc thoát nước chống úng ngập thành phố rất vất vả nhưng anh Phạm Thành Trung, Tổ trưởng Tổ xử lý chất lượng nước, Xí nghiệp Quản lý duy trì hồ (Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội) vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Hiện các địa phương tại ĐBSCL đang tăng cường các biện pháp chống ngập vùng nội ô, phát triển đô thị bền vững kết hợp chỉnh trang đô thị.