Hòa Bình: Chủ động phương án đảm bảo đời sống dân sinh khi Thủy điện Hòa Bình xả lũ
- Cập nhật: Thứ tư, 27/6/2018 | 9:11:26 Sáng
(Tapchicapthoatnuoc.vn) - Nhằm chủ động ứng hó với các tình thuống ngập lụt do xả lũ hẩn cấp, bảo đảm an toàn công trình, khi xuất hiện sự cố hệ thống thủy điện bậc thang sông Đà, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 1255/QĐ-UBND, phê duyệt phương án bổ sung phòng chống lũ, lụt vùng hạ du đập thủy điện Hòa Bình năm 2018.
UBND tỉnh Hòa Bình phân công rõ trách nhiệm của Công ty Thủy điện Hòa Bình và Ban chỉ huy PCTT&TKCN, chính quyền các địa phương thực hiện những giải pháp ứng phóng với các tần suất thủy điện xả lũ. Đối với Công ty Thủy điện Hòa Bình chấp hành nghiêm “Quy trình vận hành liên hồ chưa trên lưu vực sông Hồng” được phê duyệt theo quyết định 1622/QĐ-TTg ngày 19/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện nghiêm lệnh vận hành của các cửa xả của BCĐ Trung ương về phòng chống thiên tai (PCTT). Khi nhận được lệnh thao tác đóng mở cửa xả của BCĐ Trung ương về PCTT phải thông báo ngay bằng điện thoại, fax, email, hoặc cho người báo trực tiếp BCH PCTT&TKCN tỉnh, thành phố Hòa Bình, huyện Kỳ Sơn; công ty CP Quản lý và bảo trì đường thủy nội địa số 9 và các đơn vị liên quan về thời gian xả, số cửa xả trước 2 giờ; khi mở 4-6 cửa phải thông báo thời gian sớm nhất có thể nhưng không quá 1 giờ ( hình thức thông báo bằng điện thoại, fax, email). Thông báo trên hệ thống thông báo hạ lưu (gồm 7 điểm) trên địabàn thành phố Hòa Bình và các xã thuộc huyện Kỳ Sơn, trước 1,5 giờ).
Công ty Thủy điện Hòa Bình phối hợp chặt chẽ với công an tỉnh tuần tra canh gách 24/24 giờ các hạng mục quan trọng cuỷa công trình ở 2 phía thượng lưu và hạ lưu đập bảo đảm duy trì an ninh trật tự. Phố hợp với công ty CP Quản lý bảo trì đường thủy nội địa thực hiện đúng quy trình vận hành hệ thống báo hiệu vùng cấm nguy hiểm thượng lưu, hạ lưu đập; lập chốt điều tiết không chế vào mùa xả lũ bảo đảm an toàn cho công trình và tàu thuyền. Khi lũ về hồ tiếp tục tăng lên có khả năng phải mở cửa xả số 7 mực nước hạ lưu tại thành phố Hòa Bình vượt quả cao trình 24 m thì phải thông báo cho Chủ tịch UBND tỉnh; BCH PCTT&TKCN tỉnh, thành phố Hòa Bình, huyện Kỳ Sơn trước 6 giờ để có biện pháp chỉ đạo, di dân các vùng bị ảnh hưởng. Đồng thời phối hợp với BCH PCTT&TKCN thành phố và huyện Kỳ Sơn liên hệ với doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tập hợp các xe vận tải sẵn sàng huy động khi xảy ra sự cố sạt vùng chân đập, võ đê vùng hạ lưu để vận chuyển đá tại khau Mẫu nõn và kho đá bờ trái hạ lưu đập của công ty đến vị trí xả ra sự cố để khắc phục.
Khi Hồ Thủy điện Hòa Bình mở cửa xả đáy thì nước ở hạ du dâng lên rất nhanh, có thể ảnh hưởng đến sản xuất và tính mạng nhân dân. ảnh Internet.
Đối với BCH PCTT&TKCN tỉnh và chính quyền các địa phương tổ chức thường trực theo dõi diễn biến tình hình trên địa bàn vùng thượng lưu, hạ lưu đập thủy điện Hòa Bình tiếp nhận các thông tin vận hành hồ chứa thủy điện Hòa Bình từ BCĐ TƯ về PCTT và từ Công ty Thủy điện Hòa Bình để chỉ đạo PCTT&TKCN bảo đảm an toàn cho vùng hạ du; nắm bắt tình hình ngập lụt tại các vùng ven sông triển khai các phương án án huy động nhân lực vật lực hỗ trợ công ty trong việc ứng cứu các tình huống sự cố mất an toàn đập. Quyết định cũng nêu các phương án chi tiết, xử lý với các tình huống với lưu lượng xả nước của công ty thủy điện Hòa Bình. Trong đó giao nhiệm vụ cho các đơn vị, tổ chức theo dõi sát diễn biến nước ở thượng lựu, báo cáo với BCĐ TƯ căn cứ vào tình hình thực tế để có phương án cắt giảm xả lũ, bảo đảm an toàn cho công trình; có biện pháp huy động toàn bộ lực lượng ứng cứ gia cố thêm mặt để xử lý các mặt đê, các vị trí đê có nguy cơ bị vỡ, bị tràn phát lệnh sơ tán, di chuyển nhân dân đến nơi an toàn, đảm bảo an toàn đời sống dân sinh.
Theo Báo TN&MT
Các tin khác
Với cấu trúc nhiều lớp và độ xốp đồng đều, loại màng lọc mới không chỉ có thông lượng nước đặc biệt mà còn giúp loại bỏ các chất gây ô nhiễm một cách hiệu quả.
Đó là một trong những mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 (Dự kiến lần 1) vừa được UBND tỉnh Bắc Giang ban hành.
Dù công việc thoát nước chống úng ngập thành phố rất vất vả nhưng anh Phạm Thành Trung, Tổ trưởng Tổ xử lý chất lượng nước, Xí nghiệp Quản lý duy trì hồ (Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội) vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Hiện các địa phương tại ĐBSCL đang tăng cường các biện pháp chống ngập vùng nội ô, phát triển đô thị bền vững kết hợp chỉnh trang đô thị.