Hậu Giang: Xuất hiện nhiều vết nứt ở các tuyến sông
- Cập nhật: Thứ năm, 13/6/2013 | 12:59:12 Chiều
Ông Lê Phước Đại, Chánh văn phòng Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang cho biết qua kiểm tra khảo sát địa bàn đã phát hiện nhiều đoạn đường, tuyến sông xuất hiện các vết nứt, đứng trước nguy cơ sạt lở rất cao, đe dọa đến cuộc sống dân sinh, nhà cửa người dân trên địa bàn.
Cùng với đó, trên tuyến kênh Cống Đá, xã Tân Thành và kênh Bà Út Quế, xã Đại Thành, thuộc thị xã Ngã Bảy xảy ra 4 vết nứt, điểm sạt lở với chiều dài hơn 1.200m; trong đó các vết nứt rộng từ 5-15cm có tổng chiều dài hàng trăm mét rất nguy hiểm, nguy cơ xảy ra sạt lở đất bất cứ lúc nào.
Theo nhiều hộ dân sinh sống ở đây, mặc dù các vết nứt, điểm sạt lở đã xuất hiện nhiều ngày qua, nhưng đến nay chưa thấy cơ quan, ngành chức năng khắc phục.
Hiện tại ngành chức năng tỉnh mới xuống khảo sát địa bàn và đưa ra cảnh báo "đây là khu vực nguy hiểm có nguy cơ sạt lở cao" và khuyến cáo địa phương cắm biển báo nguy hiểm.
Tuy nhiên, theo nhận định của ngành chức năng, nếu các vết nứt này không được xử lý sớm, nguy cơ không những xảy ra sạt lở nghiêm trọng tại khu vực này mà còn kéo theo nhiều đoạn sạt lở trên tuyến đường này trong mùa mưa bão năm nay.
Đây là tuyến đường thủy, đường bộ giao thông nội địa có lưu lượng tàu thuyền, xe cộ lưu thông khá nhiều. Đặc biệt, dọc trên các tuyến kênh, tuyến đường này là nhà cửa người dân sinh sống đông đúc. Vì vậy, nếu không may xảy ra sạt lở, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi lại, cuộc sống dân sinh, lao động sản xuất của người dân nơi đây.
Theo nhận định của Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang, tình hình mưa bão năm nay diễn biến khó lường.
Tuy mới bắt đầu vào mùa mưa bão nhưng đã xảy ra 12 vụ sạt lở đất, bằng cả năm 2012, làm mất hơn 3.200m2 đất, tăng gấp đôi so với cả năm 2012, gây thiệt hại kinh tế gần nửa tỷ đồng./.
Các tin khác
Với cấu trúc nhiều lớp và độ xốp đồng đều, loại màng lọc mới không chỉ có thông lượng nước đặc biệt mà còn giúp loại bỏ các chất gây ô nhiễm một cách hiệu quả.
Đó là một trong những mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 (Dự kiến lần 1) vừa được UBND tỉnh Bắc Giang ban hành.
Dù công việc thoát nước chống úng ngập thành phố rất vất vả nhưng anh Phạm Thành Trung, Tổ trưởng Tổ xử lý chất lượng nước, Xí nghiệp Quản lý duy trì hồ (Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội) vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Hiện các địa phương tại ĐBSCL đang tăng cường các biện pháp chống ngập vùng nội ô, phát triển đô thị bền vững kết hợp chỉnh trang đô thị.