Sụt lún là "thủ phạm" gây ngập lụt khi triều cường?
- Cập nhật: Thứ sáu, 4/10/2019 | 10:06:22 Sáng
(Tapchicapthoatnuoc.vn)- Các chuyên gia vừa chỉ ra, sụt lún bề mặt do quy hoạch, xây dựng bừa bãi, khai thác nước ngầm, cộng với các hiện tượng như nước biển dâng, gió mùa Đông Bắc, mưa lũ trên đất liền, khả năng thoát úng kém…chính là nguyên nhân gây ngập úng tại TPHCM khi triều cường xuất hiện.
"Nhiều khả năng 2 đợt triều cường từ ngày 26 đến 31-10 và 25 đến 30-11 sẽ xấp xỉ hoặc cao hơn đợt triều cường vừa xảy ra, nhất là khi có gió mùa Đông Bắc từ phía Bắc biển Đông với cường độ mạnh lấn sâu xuống vùng biển phía Nam”, ông Mai Văn Khiêm chia sẻ.
Điều đáng lo ngại là trong những năm gần đây, triều cường liên tục tạo ra mức kỷ lục mới, năm sau lại cao và nguy hại hơn năm trước.
Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn Quốc gia dẫn chứng: "Đợt triều cường vào cuối tháng 9, đầu tháng 10-2019 với mực nước quan trắc được tại Trạm hải văn Vũng Tàu thấp hơn mức kỷ lục vào tháng 12-1999 chỉ 1cm (4,35m năm 2019 so với 4,36m năm 1999), nhưng lại tạo nên kỷ lục về độ cao mực nước tại Trạm Phú An trên sông Sài Gòn (1,77m năm 2019 so với 1,44m năm 1999)”.
Mổ xẻ nguyên nhân, ông Mai Văn Khiêm cho biết, hiện tượng triều cường thường do chế độ thủy triều ở khu vực cửa sông ven biển và nước biển dâng do gió, áp thấp nhiệt đới hoặc bão. Có thể do kết hợp của biên độ thủy triều lớn, gió mùa Đông Bắc mạnh.
"Mức độ ngập úng trong các đợt triều cường còn phụ thuộc vào mưa, lũ trong đất liền, khả năng thoát úng của cơ sở hạ tầng và mức độ sụt lún của bề mặt đất”, ông Mai Văn Khiêm cho biết.
Trong khi đó, chuyên gia khí tượng Lê Thị Xuân Lan khi chia sẻ với báo giới cho biết, nguyên nhân đẩy mực nước tại các cửa sông dâng cao lúc triều cường lên, gây ra đỉnh triều trong những ngày qua tại TPHCM là do gió chướng (gió mùa Đông Bắc) hoạt động mạnh. Nhưng nguyên nhân sâu xa dẫn đến hiện tượng này là tình trạng nền đất Nam bộ nói chung và TPHCM đang bị sụt lún vì hệ quả của việc bê-tông hóa và khai thác nước ngầm quá mức.
Nhiều chuyên gia cũng xác định sụt lún bề mặt, khả năng tiêu thoát lũ kém, khai thác nước ngầm là nguyên nhân chính gây ngập lụt tại TPHCM khi triều cường như vừa qua.
Các tin khác
Với cấu trúc nhiều lớp và độ xốp đồng đều, loại màng lọc mới không chỉ có thông lượng nước đặc biệt mà còn giúp loại bỏ các chất gây ô nhiễm một cách hiệu quả.
Đó là một trong những mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 (Dự kiến lần 1) vừa được UBND tỉnh Bắc Giang ban hành.
Dù công việc thoát nước chống úng ngập thành phố rất vất vả nhưng anh Phạm Thành Trung, Tổ trưởng Tổ xử lý chất lượng nước, Xí nghiệp Quản lý duy trì hồ (Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội) vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Hiện các địa phương tại ĐBSCL đang tăng cường các biện pháp chống ngập vùng nội ô, phát triển đô thị bền vững kết hợp chỉnh trang đô thị.