Đề nghị dời Khu công nghiệp Biên Hòa 1 để "cứu" sông Đồng Nai
- Cập nhật: Thứ sáu, 14/6/2013 | 10:24:23 Sáng
Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân vừa ký văn bản gửi UBND tỉnh Đồng Nai sớm triển khai dự án di dời Khu công nghiệp Biên Hòa 1.
Mục đích của sự thúc giục này được nhấn mạnh nhằm “giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, bảo vệ nguồn nước sông Đồng Nai, góp phần cải thiện nguồn nước cấp cho khoảng 20 triệu dân sống trên lưu vực sông Đồng Nai nói chung và gần 10 triệu dân TP.HCM nói riêng”.
Văn bản nêu trên cũng nói rõ với vai trò là thành viên của Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai, UBND TP nhận thấy việc chuyển đổi, di dời Khu công nghiệp Biên Hòa 1 mang lại nhiều lợi ích trong việc bảo vệ nguồn nước sông Đồng Nai và ủng hộ việc triển khai dự án này của tỉnh Đồng Nai.
Sông Đồng Nai hiện là nguồn cung cấp nước quan trọng cho sinh hoạt, sản xuất, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM cũng như các tỉnh lân cận. Đến năm 2025, tổng nhu cầu nước sạch của TP.HCM là 3,7 triệu m3/ngày đêm, trong đó nguồn nước từ sông Đồng Nai cung cấp là 2,5 triệu m3/ngày đêm.
Tuy nhiên, theo UBND TP, môi trường nước của hệ thống sông Đồng Nai đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi lượng nước thải từ nhiều nguồn như công nghiệp, sinh hoạt, nông nghiệp… Tình trạng ô nhiễm trên sông Đồng Nai tiếp tục tăng và có nguy cơ vượt quá khả năng xử lý của các nhà máy nước. Trong đó, nước thải từ Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (được xây dựng từ năm 1963) cũng là một trong các nguồn thải lớn góp phần gây ô nhiễm nguồn nước sông Đồng Nai.
Các tin khác
Với cấu trúc nhiều lớp và độ xốp đồng đều, loại màng lọc mới không chỉ có thông lượng nước đặc biệt mà còn giúp loại bỏ các chất gây ô nhiễm một cách hiệu quả.
Đó là một trong những mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 (Dự kiến lần 1) vừa được UBND tỉnh Bắc Giang ban hành.
Dù công việc thoát nước chống úng ngập thành phố rất vất vả nhưng anh Phạm Thành Trung, Tổ trưởng Tổ xử lý chất lượng nước, Xí nghiệp Quản lý duy trì hồ (Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội) vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Hiện các địa phương tại ĐBSCL đang tăng cường các biện pháp chống ngập vùng nội ô, phát triển đô thị bền vững kết hợp chỉnh trang đô thị.