Kênh An Kim Hải - trục thoát nước chính cho lưu vực quận Hải an và các vùng lân cận.

  • Cập nhật: Thứ sáu, 5/4/2013 | 2:35:38 Chiều

Từ trước tới nay đoạn mương này ( từ cống luồn An Dương đến cống Nam đông) với tổng chiều dài gần 10 km do xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi Hải An quản lý. Đô thị phát triển các xã nông nghiệp xưa, nay đã trở thành phường thuộc quận Hải An. Chức năng lấy nước phục vụ tưới tiêu cho các cánh đồng không còn nữa nhường lại cho con kệnh nhiệm vụ chình là tiêu thoát nước.

Từ thực tiễn sử dụng nhân dân khu vực quận Hải An ngày cang nhận thấy vai trò quan trọng của tuyến kênh này cho việc tiêu thoát nước mưa và nước thải. Đứng trước sự thay đổi chức năng của tuyến mương này một cách tự nhiên. Xí nghiệp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi Hải An đã nhận thấy việc quản lý mương này không còn phù hợp nữa nên đã thống nhất bàn giao công việc quản lý tuyến mương trên cho công ty Thoát nước Hải Phòng.( Theo kiến nghị của nhân dân quận Hải An và sự đồng thuận của UBND Thành phố và các sở ban ngành có liên quan.)

Hiện tại tuyến mương này đã và đang được Thành phố quan tâm đầu từ cải tạo và nâng cấp để nâng cao khả năng tiêu thoát nước cho thành phố đồng thời góp phần chỉnh trang đô thị. Đoạn mương từ cống Luồn An Dương đến cầu vượt Lạch Tray có chiều dài gần 5km, đang được dự án Nâng cấp đô thị triển khai xây cống hộp và làm đường trên hiện trạng lòng mương hiên tại. Một nửa tuyến mương từ cầu vượt Lạch Tray đến cống Nam Đông với chiều dài hơn5km cũng được dự án Cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường hải phòng đề cập và đưa vào một hạng mục chính của dự án. Mương được nạo vét bùn, kè bờ và làm đường quản lý hai bên. Sau khi các dự án trên được triển khai và hoàn thành, nhân dân Hải Phòng sẽ được đón nhận một tuyến kênh An Kim Hải hoàn toàn mới, đẹp,hiện đại và khả năng tiêu thoát nước tốt..

Quá khứ và tương lai như vậy, nhưng hiện tại những người dân ở trong lưu vực này vẫn hàng ngày, hàng giờ phải sống chung với sự ngập lụt và ô nhiễm.

hời gian phải sống chung với úng lụt là bao lâu thì không ai có thể trả lời chính xác được vì còn phụ thuộc rât nhiều vào việc triển khai của các dự án nhanh hay chậm.

Một vấn đề được đặt ra là chúng ta hãy làm gì để giảm thiểu ngập úng và ô nhiễm ở khu vực này. Mọi bài toán đều có lời giải, vấn đề là thành phố và các cơ quan chức năng có coi đây là một vấn đề bức xúc mang tính xã hội hay không.? để cùng vào cuộc.Thời gian qua công ty thoát nước đã bỏ ra hàng ngàn ngay công để vớt bèo khơi thông dòng chảy,bố trí người đóng mở cống góp phần cải thiện cơ bản việc ngập úng cho khu vực.Tuy nhiên với những việc làm mang tính từ thiện của công ty thoát nước đối với nhân dân những vùng bị ngập úng nên hiệu quả còn hạn chế. lý do là Thành phố con do dự chưa có quyết định chính thức giao cho công ty thoát nước quản lý tuyến mương này,mặc dù thục tế công ty thoát nước đã nhận bàn giao tư xi nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi An Hải từ tháng 7 năm 2008.

Thiết nghĩ trong thời kỳ quá độ chờ các dự án triển khai. tuyến kênh An Kim hải vẫn cần có một chủ sở hữu thực sự và thành phố vẫn cần phải cung cấp một khoản kinh phỉ đủ để duy trị hệ thống hoạt động.nhất là vào mùa mưa năm nay.


 

  •  
Các tin khác

Dù công việc thoát nước chống úng ngập thành phố rất vất vả nhưng anh Phạm Thành Trung, Tổ trưởng Tổ xử lý chất lượng nước, Xí nghiệp Quản lý duy trì hồ (Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội) vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Ủy ban Nhân dân (UBND) TP Hồ Chí Minh vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình chống ngập và xử lý nước thải TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2024 - 2025.

Cũng ống dò, ống nghe đeo tai, cũng bắt mạch, siêu âm, thăm khám, hội chẩn như bác sĩ, nhưng họ không chữa bệnh, mà đêm đêm lại rong ruổi trên nhiều nẻo đường ở TPHCM tìm bệnh cho những ống nước dưới lòng đất.

Hiện nay, tại Việt Nam có nhiều phương pháp để xử lý nước thải, một trong các phương pháp cho thấy hiệu quả đó là sử dụng tháp Air Stripping. Đây là một công nghệ thích hợp để xử lý nước thải có nồng độ Amoni cao và có các thành phần độc hại khác trong nước thải rỉ rác, chế biến thủy sản, chăn nuôi, sản xuất cao su, sản xuất bột cá…