Đường ống 50 km thu gom nước thải kỳ vọng hồi sinh sông Tô Lịch dùng công nghệ gì?
- Cập nhật: Thứ năm, 21/5/2020 | 4:29:38 Chiều
Ngày khởi công lắp đặt hơn 50km ống cống thu gom nước thải sông Tô Lịch, hàng trăm người dân cũng có mặt để chứng kiến. Họ hồ hởi với hy vọng nước sông sẽ xanh trở lại.
KTS Đỗ Anh Tuấn cho biết thêm, với dự án nhà máy xử lý nước thải lớn nhất Việt Nam, chắc chắn nước sông Tô Lịch sẽ có chuyển biến. Đây là dòng sông văn hiến – di sản của Thủ đô, được coi là "động mạch chủ” của kinh đô Thăng Long xưa, nên việc hồi sinh sông Tô Lịch được người dân mong chờ. "Khi đó, chúng ta có thể hy vọng thêm những con đường đẹp, những hành lang xanh cho người đi bộ dọc dòng sông. Nếu nói đẹp như sông Thames cũng không quá”, KTS Tuấn nói thêm.
Ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước, thoát nước và môi trường Hà Nội (Chủ đầu tư dự án) cho biết, việc đặt ống cống sẽ được sử dụng công nghệ khoan kích ngầm – công nghệ hiện đại lần đầu tiên sử dụng ở Hà Nội. Với công nghệ này, có thể tiến hành thi công đặt ống dưới lòng đất mà không ảnh hưởng đến sinh hoạt, giao thông bên trên. Được biết, trong quá trình rà soát thiết kế dự án đã điều chỉnh phương án đặt cống từ dưới lòng đường hoặc hai bên bờ sông xuống dưới lòng sông. Hệ thống cống gom nước thải tại sông Tô Lịch dài 21 km, trong đó có hơn 11 km đi ngầm dưới lòng sông (từ đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, đến cầu Quang, huyện Thanh Trì).
Tổng chiều dài các ống cống trong dự án là 52,66km, gom nước thải từ các khu vực sông Tô Lịch, sông Lừ, khu vực đô thị mới Hà Đông về nhà máy xử lý nước thải Yên Xá. Tổng mức đầu tư dự án hơn 16.000 tỷ đồng.
Trước tình trạng ô nhiễm ở sông Tô Lịch, thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp để cải thiện tình trạng này. Có thể kể đến vào năm 2014, Sở TN&MT đã tuyên truyền, khuyến khích các hộ sử dụng chế phẩm vi sinh, hóa sinh xử lý nước thải sinh hoạt tại nguồn trước khi thải ra sông. Cuối năm 2018, Công ty Thoát nước Hà Nội cũng đưa ra phương án dùng nước sông Hồng thau rửa nước sông Tô Lịch. Sau đó là Công nghệ Bio-nano của Nhật Bản hay Redoxy3C… Tuy nhiên, đa số các phương án chỉ xử lý được hiệu quả trong một khu vực hoặc một khoảng thời gian nhất định.
Đầu tháng 2/2020, khi đi kiểm tra tiến độ dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu "Dự án chỉ có thể về đích sớm thời hạn chứ không được phép lùi tiến độ".
Các tin khác
Với cấu trúc nhiều lớp và độ xốp đồng đều, loại màng lọc mới không chỉ có thông lượng nước đặc biệt mà còn giúp loại bỏ các chất gây ô nhiễm một cách hiệu quả.
Đó là một trong những mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 (Dự kiến lần 1) vừa được UBND tỉnh Bắc Giang ban hành.
Dù công việc thoát nước chống úng ngập thành phố rất vất vả nhưng anh Phạm Thành Trung, Tổ trưởng Tổ xử lý chất lượng nước, Xí nghiệp Quản lý duy trì hồ (Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội) vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Hiện các địa phương tại ĐBSCL đang tăng cường các biện pháp chống ngập vùng nội ô, phát triển đô thị bền vững kết hợp chỉnh trang đô thị.