Người ta đã làm gì để 'cứu' Đông - Thiệu - Thị?

  • Cập nhật: Thứ tư, 8/7/2020 | 3:23:28 Chiều

Việc xây dựng kè cho hệ thống tiêu úng Đông Sơn đang gặp rất nhiều khó khăn do không thể giải phóng được mặt bằng.

Cha chung không ai khóc
Theo lời ông Lê Văn Thủy, Giám đốc Công ty TNHH MTV Sông Chu, đơn vị được giao vận hành hệ thống kênh tiêu Đông - Thiệu – thị (còn gọi là hệ thống tiêu úng Đông Sơn) thì dòng kênh này có ý nghĩa rất quan trọng. Hệ thống tiêu úng Đông Sơn làm nhiệm vụ tiêu úng cho trên 13,5 nghìn ha cây trồng của huyện Đông Sơn, Thiệu Hóa, Quảng Xương và TP Thanh Hóa, chưa kể đất đô thị.
2/3 lượng nước thải sinh hoạt của TP Thanh Hóa vẫn xả trực tiếp ra môi trường. Trong đó, phần không nhỏ xả ra kênh tiêu úng Đông Sơn. Ảnh: Võ Dũng.
2/3 lượng nước thải sinh hoạt của TP Thanh Hóa vẫn xả trực tiếp ra môi trường. Trong đó, phần không nhỏ xả ra kênh tiêu úng Đông Sơn. Ảnh: Võ Dũng.
 Ông Thủy cho rằng, nguyên nhân khiến kênh tiêu úng Đông Sơn ô nhiễm là do gần như toàn bộ hệ thống nước thải sinh hoạt hiện nay của người dân TP Thanh Hóa đều xả trực tiếp ra kênh, không qua xử lý. Qua nhiều năm tích tụ, cộng với ý thức kém của một bộ phận người dân đã khiến lòng kênh bị bồi lắng, ô nhiễm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, nhiều hộ dân đã đổ trộm rác thải xây dựng xuống lòng kênh khiến nhiều đoạn bị tắc nghẽn. Vẫn có hiện tượng lấn chiếm lòng kênh nhưng là chuyện do lịch sử để lại. Dù là đơn vị được giao quản lý, vận hành nhưng Công ty TNHH MTV Sông Chu không có chức năng xử phạt. Việc phát hiện đổ trộm rác thải ra lòng kênh cũng rất khó khăn vì thường xẩy ra vào ban đêm.
Được bàn giao vận hành hệ thống kênh này nhưng theo ông Thủy, công ty chỉ có trách nhiệm điều tiết tiêu úng tại hai đầu mối chính là cống Quảng Châu và âu Bến Ngự. Còn vấn đề ô nhiễm trên kênh, rác thải đổ ra trên kênh không thuộc trách nhiệm của công ty. Tuy nhiên, khi thấy kênh ô nhiễm, đơn vị cũng đã nhiều lần phải xử lý bằng cách cho nước thủy triều dân cao, đẩy rác thải, nước ô nhiễm qua các cống, ra sông Mã rồi đổ ra biển.
Việc giải phóng mặt bằng thực hiện dự án Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội thành phố đang gặp nhiều khó khăn.Ảnh: Võ Dũng.
Việc giải phóng mặt bằng thực hiện dự án Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội thành phố đang gặp nhiều khó khăn.Ảnh: Võ Dũng.
 "Về nguyên tắc không được cho nước mặn dâng lên phía thượng nguồn kênh nhưng nhiều lần chúng tôi phải "thau rửa ô nhiễm”. Mỗi lần thau rửa cũng giảm được một phần ô nhiễm kênh, chất thải, chất bẩn theo nước tuồn hết ra biển. Tình trạng ô nhiễm, đổ rác thải trộm hầu như năm nào chúng tôi cũng báo cáo thành phố. Trước mùa mưa bão, Tp ra quân nạo vét nhưng chủ yếu là sức người. Chúng tôi chỉ vận hành chứ không có kinh phí duy tu, bảo dưỡng. Thường thì mỗi năm công ty chỉ trích khoảng 20 triệu đồng "chè nước” hỗ trợ các phường dọn dẹp lòng kênh”, ông Thủy cho hay.
Vậy thì vấn đề ô nhiễm, rác thải trên dòng kênh ai phải chịu trách nhiệm xử lý? - Chúng tôi hỏi.
Ông Thủy cho rằng, đây là công việc của Công ty CP Môi trường và công trình đô thị Thanh Hóa.
Chỉ một vài đoạn trên kênh tiêu úng Đông Sơn được kè. Ảnh: Võ Dũng.
Chỉ một vài đoạn trên kênh tiêu úng Đông Sơn được kè. Ảnh: Võ Dũng.
Thế nhưng, chúng tôi lại nhận được câu trả lời hoàn toàn khác từ phía lãnh đạo Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa.
"Trong hợp đồng với TP Thanh Hóa thì Công ty CP Môi trường và công trình đô thị Thanh Hóa không được giao thu gom rác thải trên kênh. Còn nước sinh hoạt thải trực tiếp ra lòng kênh, xử lý thế nào là việc của cơ quan quản lý Nhà nước. Nếu công ty muốn xử lý thì phải được giao nhiệm vụ và có dự án thu gom riêng”, ông Hồ Viết Lân, Giám đốc Công ty CP Môi trường và công trình đô thị Thanh Hóa khẳng định.
Ô nhiễm đến bao giờ?
Được biết, cách đây khoảng 10 năm, UBND TP Thanh Hóa triển khai dự án Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội thành phố.
Nạo vét lòng kênh, khơi thông dòng chảy cũng chưa cải thiện được là bao vấn đề ô nhiễm kênh tiêu úng Đông Sơn. Ảnh: Võ Dũng.
Nạo vét lòng kênh, khơi thông dòng chảy cũng chưa cải thiện được là bao vấn đề ô nhiễm kênh tiêu úng Đông Sơn. Ảnh: Võ Dũng.
 Đây là dự án đa ngành có giá trị 119,7 triệu USD được thực hiện từ vốn vay của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Hàn Quốc với thời gian thực hiện trong 6 năm (2009 - 2014). Trong đó vốn vay của ADB trị giá 72 triệu USD, vay từ Chính phủ Hàn Quốc là 32,7 triệu USD (thời hạn vay 35 năm); còn 13,2 triệu USD (11%) sẽ được tài trợ từ nguồn vốn đối ứng của Chính phủ.
Dự án này tập trung ưu tiên đầu tư vào cơ sở hạ tầng để hỗ trợ phát triển công nghiệp và du lịch, tạo cơ sở để đạt mục tiêu trong kế hoạch phát triển KTXH của tỉnh, đưa TP Thanh Hóa trở thành đô thị loại I vào năm 2015. Dự án có 5 hợp phần gồm: Phát triển đường đô thị; cải tạo và mở rộng hệ thống cấp nước; hệ thống thoát nước và xử lý nước thải; phát triển nguồn nhân lực và phát triển du lịch.
Trong đó, hợp phần thu gom nước thải sinh hoạt của người dân thành phố để xử lý trước khi đưa ra ngoài môi trường được xem là một hợp phần quan trọng. Đến cuối năm 2014, TP Thanh Hóa trở thành đô thị loại 1 như kế hoạch nhưng hệ thống xử lý nước thải trên địa bàn lại không được như kỳ vọng. Phần đã hoàn thiện là công trình xử lý nước thải thì chỉ sau 4 năm bàn giao đưa vào sử dụng đã xuất hiện những bất cập.
Theo ông Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng phòng Kế Hoạch Công ty CP Môi trường và công trình đô thị Thanh Hóa, năm 2016, công ty nhận bàn giao hồ điều hòa và khu xử lý nước thải của TP Thanh Hóa tại xã Quảng Thịnh với công suất hoạt động 15.000 m3/ngày đêm. Hồ điều hòa này có chức năng thu hồi nước thải sinh hoạt, xử lý trước khi đưa ra ngoài môi trường.
Tuy nhiên, bình quân hệ thống xử lý này chỉ hoạt động được với công suất 4.000 m3/ngày đêm; có những mùa chỉ đạt công suất 2.500 m3/ngày đêm, tức là chỉ được khoảng 1/3 lượng nước thải sinh hoạt của người dân TP Thanh Hóa. Hiện nay, khoảng 2/3 nước thải sinh hoạt của người dân TP Thanh Hóa không được xử lý mà xả trực tiếp ra ngoài môi trường; không ít trong số đó xả ra kênh tiêu úng Đông Sơn.
Nguyên nhân của tình trạng này là do hạ tầng thành phố hiện chưa đồng bộ. Lúc thiết kế xây dựng, TP Thanh Hóa có 11 phường xã, nay nhập một số xã của Hoằng Hóa, Quảng Xương lên thành 34 phường xã. Ông Tuấn cho rằng, không chỉ riêng TP Thanh Hóa mà đây là tình trạng chung của cả nước.
Đến bao giờ kênh tiêu úng Đông Sơn hết ô nhiễm? Ảnh: Võ Dũng.
Đến bao giờ kênh tiêu úng Đông Sơn hết ô nhiễm? Ảnh: Võ Dũng.
Cũng theo ông Tuấn, do không nắm được lượng nước cấp nên việc xử lý nước thải bị động. Mùa cạn nước, công ty cho vận hành hệ thống bơm nước thải từ các cống về hồ để xử lý. Bên cạnh đó, sau một thời gian vận hành, máy móc cũng đã hỏng hóc nhiều. Hệ thống này lại chưa tách bạch rõ ràng việc thu gom giữa nước thải và nước mưa. Tức là, cả nước thải và nước mưa đang đi chung đường ống, gây khó khăn cho công tác thu gom và xử lý.
"Vấn đề này là trách nhiệm của cơ quan hoạch định chiến lược”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Vây, câu hỏi đặt ra là, đến lúc nào hệ thống kênh tiêu úng Đông Sơn mới hết ô nhiễm? Đến bao giờ người dân TP Thanh Hóa mới hết cảnh sống chung với ô nhiễm trên kênh tiêu úng Đông Sơn? Câu hỏi này, có lẽ đúng như lời ông Tuấn, chỉ có những nhà chiến lược mới trả lời được.
---------------------------------
Theo tìm hiểu của chúng tôi, việc xây dựng kè cho hệ thống tiêu úng Đông Sơn đang gặp rất nhiều khó khăn do không thể giải phóng được mặt bằng. Hiện có rất nhiều hộ dân đã sinh sống lâu đời sống cạnh hệ thống kênh tiêu này vì vậy cần nguồn ngân sách và quỹ đất rất lớn. Đến nay, dự án Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội thành phố vẫn còn nhiều hợp phần chưa thể thực hiện.
 
Theo Võ Văn Dũng/ Báo Nông nghiệp
  •  
Các tin khác

Với cấu trúc nhiều lớp và độ xốp đồng đều, loại màng lọc mới không chỉ có thông lượng nước đặc biệt mà còn giúp loại bỏ các chất gây ô nhiễm một cách hiệu quả.

Đó là một trong những mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 (Dự kiến lần 1) vừa được UBND tỉnh Bắc Giang ban hành.

Dù công việc thoát nước chống úng ngập thành phố rất vất vả nhưng anh Phạm Thành Trung, Tổ trưởng Tổ xử lý chất lượng nước, Xí nghiệp Quản lý duy trì hồ (Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội) vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Hiện các địa phương tại ĐBSCL đang tăng cường các biện pháp chống ngập vùng nội ô, phát triển đô thị bền vững kết hợp chỉnh trang đô thị.