Đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung tại cụm công nghiệp: Gỡ vướng từ nhận thức

  • Cập nhật: Thứ sáu, 6/6/2014 | 8:51:43 Sáng

(tapchicapthoatnuocvietnam.vn)- Nhận thức về trách nhiệm của chủ đầu tư (CĐT) trong việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung (HTXLNTTT) của các cụm công nghiệp (CCN) chưa cao.

Đó là một nguyên nhân chính làm chậm trễ công tác này của thành phố, ảnh hưởng xấu không chỉ đến việc phát triển bền vững các CCN mà còn gây nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Trong số 107 cụm, điểm CN trên địa bàn hiện nay, Sở Công Thương cho biết chỉ có 59 CCN có quy hoạch (QH) HTXLNTTT. Còn lại, có tới 48 CCN trên địa bàn không có QH hệ thống này. Trong số những CCN có QH HTXLNTTT, mới có 7 cụm được đầu tư xây dựng hệ thống này đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia, chỉ chiếm 16,7%, trong khi chỉ tiêu năm 2014 được HĐNDTP phê duyệt là 20%. Số lượng 7 CCN đã được đầu tư hệ thống này là không tăng so với năm 2013. Thực hiện Đề án đầu tư xây dựng HTXLNTTT tại các CCN trên địa bàn TP giai đoạn 2014-2015, TP đã thống nhất năm 2014 có 7 CCN được đầu tư xây dựng HTXLNTTT, gồm: CCN Phú Thị, CCN Ninh Hiệp, CCN Hapro (huyện Gia Lâm), CCN Lại Yên (huyện Hoài Đức), CCN Bình Phú (huyện Thạch Thất), CCN Quất Động (huyện Thường Tín) và CCN Thanh Oai (huyện Thanh Oai). Sau đó, năm 2015 sẽ có thêm 9 CCN được đầu tư xây dựng hệ thống này.

Kế hoạch đã rõ, song lãnh đạo Sở Công Thương cho biết tính đến thời điểm này, các đơn vị mới đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ dự án gửi Sở KH&ĐT để thẩm tra, trình UBND TP phê duyệt theo hướng dẫn mới đây của Sở KH&ĐT. Nguyên nhân của sự chậm trễ đó, theo bà Đào Thu Vịnh-Phó giám đốc Sở Công Thương, trước hết là do hạn chế trong nhận thức của chính các CĐT. “Đa số CĐT được giao kế hoạch xây dựng HTXLNTTT của CCN năm 2014 chưa quyết liệt triển khai, còn chần chừ, trông chờ ở nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách TP. Bên cạnh đó, có 3 CCN do huyện làm CĐT, việc giao đơn vị đại diện CĐT thực hiện dự án triển khai còn lúng túng do thiếu kinh nghiệm: Đó là huyện Hoài Đức giao cho Trung tâm Phát triển CCN, huyện Gia Lâm giao Công ty Môi trường & Đô thị, huyện Thạch Thất lại giao Phòng Kinh tế”, bà Vịnh cho biết.

Trước thực trạng này, Phó chủ tịch UBNDTP Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh: Việc hoàn chỉnh HTXLNTTT tại các CCN là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế bền vững, đảm bảo môi trường cho Thủ đô. Do đó về ngắn hạn, các sở, ngành liên quan cần tập trung triển khai các CCN đã phê duyệt trong đề án. Trong đó, Sở Công Thương phải chủ trì triển khai theo đúng kế hoạch năm 2014, các CĐT tập trung hoàn thiện để khởi công công trình, theo hướng Sở KH&ĐT hướng dẫn, thẩm định và phê duyệt; Sở Tài chính bố trí vốn, chủ trì về việc thu phí và thống nhất các nội dung liên quan. Quan trọng nhất là Sở Công Thương cần khẩn trương phối hợp với các đơn vị rà soát tổng thể CCN để đề xuất về mô hình quản lý, nhất là tại các huyện, kể cả mạnh dạn kêu gọi xã hội hóa trong XLNT. Trong quá trình này liên quan đến QH những cụm cụ thể, Sở cần cùng CĐT rà soát đánh giá và có phương án phù hợp cho từng cụm, với chủ trương là quyết tâm xử lý dứt điểm các CCN trong năm 2014, trong đó ưu tiên cho các DN sử dụng. Trước 30/6/2014, Sở Công Thương phải hoàn thành rà soát và đề xuất được định hướng lâu dài cho các CCN còn lại chưa được đầu tư.

“Xử lý ô nhiễm môi trường là khó nhất, nhưng nếu có sự chung tay vào cuộc tích cực của tập thể thì sẽ thắng lợi. Trách nhiệm của TP là sẽ hỗ trợ vốn, nên DN yên tâm”, ông Tuấn khẳng định.
 
Linh Nguyễn

 

  •  
Các tin khác

Với cấu trúc nhiều lớp và độ xốp đồng đều, loại màng lọc mới không chỉ có thông lượng nước đặc biệt mà còn giúp loại bỏ các chất gây ô nhiễm một cách hiệu quả.

Đó là một trong những mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 (Dự kiến lần 1) vừa được UBND tỉnh Bắc Giang ban hành.

Dù công việc thoát nước chống úng ngập thành phố rất vất vả nhưng anh Phạm Thành Trung, Tổ trưởng Tổ xử lý chất lượng nước, Xí nghiệp Quản lý duy trì hồ (Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội) vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Hiện các địa phương tại ĐBSCL đang tăng cường các biện pháp chống ngập vùng nội ô, phát triển đô thị bền vững kết hợp chỉnh trang đô thị.