Bình Dương công khai 3.600 nguồn xả có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường

  • Cập nhật: Thứ hai, 7/7/2014 | 8:54:08 Sáng

(capthoatnuocvietnam.vn) - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương vừa công khai 3.600 nguồn thải là các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp và khu công nghiệp có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến các lưu vực sông.

Cụ thể, trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 18 ngàn doanh nghiệp; trong đó 15.767 doanh nghiệp đầu tư trong nước và 2.276 dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Qua kiểm soát thống kê cho thấy, trên địa bàn tỉnh có hàng trăm nguồn xả thải với lưu lượng lớn ảnh hưởng đến lưu vực sông. 

 

Để có cơ sở dữ liệu về các nguồn thải này,Bình Dương đã xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu nhằm công khai minh bạch về nguồn xả thải; trong đó có 328 nguồn thải với lưu lượng từ 50m3/ngày trở lên, thải vào lưu vực sông Đồng Nai, 178 nguồn thải với lưu lượng từ 100m3/ngày trở lên thải vào lưu vực sông Sài Gòn và 15 nguồn thải với lưu lượng hơn 100m3/ngày thải vào lưu vực sông Bé…. 


Bình Dương đã lắp hệ thống quan trắc tự động đặt tại các khu công nghiệp nhằm giám sát nước thải công nghiệp sau khi đã qua xử lý. Đây là biện pháp được cho là khá chủ động để kiểm soát nguồn xả trong bối cảnh lực lượng chức năng bảo vệ môi trường còn mỏng. Theo ông Trần Văn Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, việc kiểm soát nguồn xả thải đang phát sinh từng ngày, do đó cần phải rà soát liên tục để có những thông tin chính xác nhất.

 

Tỉnh cam kết thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình với quyết tấm đẩy lùi ô nhiễm môi trường; trong đó tăng cường kiểm soát nguồn xả có ảnh hưởng đến các lưu vực sông để công khai minh bạch, cùng các tỉnh, thành phố nằm trong hệ thống lưu vực sông Đồng Nai có biện pháp kiểm tra chéo nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tới mức thấp nhất.

 

Bình Dương cũng đang xây dựng cơ sở dữ liệu đầy đủ về hệ thống thông tin các cơ sở có nguy cơ ô nhiễm cao để có biện pháp quản lý chặt chẽ và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường; đồng thời kiểm soát ô nhiễm bằng việc đầu tư xây dựng hệ thống quan trắc tự động để ghi nhận cơ sở dữ liệu môi trường, phục vụ công tác quản lý tại địa phương.

Dương Chí Tưởng (Tin MT)
  •  
Các tin khác

Với cấu trúc nhiều lớp và độ xốp đồng đều, loại màng lọc mới không chỉ có thông lượng nước đặc biệt mà còn giúp loại bỏ các chất gây ô nhiễm một cách hiệu quả.

Đó là một trong những mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 (Dự kiến lần 1) vừa được UBND tỉnh Bắc Giang ban hành.

Dù công việc thoát nước chống úng ngập thành phố rất vất vả nhưng anh Phạm Thành Trung, Tổ trưởng Tổ xử lý chất lượng nước, Xí nghiệp Quản lý duy trì hồ (Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội) vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Hiện các địa phương tại ĐBSCL đang tăng cường các biện pháp chống ngập vùng nội ô, phát triển đô thị bền vững kết hợp chỉnh trang đô thị.