Dòng sông ấy nay còn đâu?
- Cập nhật: Thứ bảy, 12/7/2014 | 9:42:18 Sáng
((capthoatnuocvietnam.vn) - Chúng tôi đến sông Đáy (đoạn chảy qua cầu Hồng Phú-thuộc địa bàn phường Lê Hồng Phong, tỉnh Hà Nam) vào một ngày đầu tháng 5. Đây là một trong những điểm đông dân cư và có tình trạng ô nhiễm nguồn nước đáng báo động.
Tôi còn nhớ trong bài hát “Dòng sông quê em,dòng sông quê anh”có “ dòng sông Đáy quê em, sông xanh hay sông lụa, soi sáng nhau đến thế, tiếng mưa như tiếng tằm ăn…” Những ngày đầu tháng 5, thời tiết oi ả càng khiến mùi mùi hôi tanh đã bốc lên nồng nặc, rất khó chịu. Từ trên cầu Hồng Phú nhìn xuống, nước sông đã chuyển sang màu đen ngòm như mực, rác thải trôi nổi đầy trên mặt nước. Vì lẽ đó dòng sông Đáy trong xanh hiền hòa ngày nào đã được người dân nơi đây gọi với cái tên sông “đen”.
Theo quan sát của chúng tôi, dọc ven sông có vài ba chiếc thuyền đang thả lưới bắt tôm, tép. Có một chiếc thuyền vì rác thải quá nhiều khiến chiếc thuyền mắc kẹt, người chèo thuyền không thể đưa thuyền ra được. Phải loay hoay một lúc khá lâu, chú chèo thuyền mới đưa được con thuyền ra khỏi đám dong rêu rác thải lẫn lộn. Lại gần trò chuyện tôi được biết đó là chú Nguyễn Văn Đáng (52 tuổi) trú tại thôn Lê Lợi xã Phù Vân TP Phủ Lý.
Chú Nguyễn Văn Đáng đang bắt tôm tép trên sông đầy rác thải
Chú Lâm sống bằng nghề chèo thuyền bắt cá trên sông được 2 năm nay.Thu nhập gia đình chỉ trông chờ vào con tôm, con tép trên khúc sông này. Mỗi ngày thu nhập của chú từ việc bắt cá tép khoảng 50-60 nghìn đồng. Chú Lâm cho biết “ Năm nay cá trên sông giảm hẳn. So với năm trước lượng cá đã giảm đi một nửa. Đã lâu rồi không bắt được những con cá to, chỉ có vài con cá nhỏ, nhiều hôm cá nhỏ cũng không có”. Tôi tự nhủ, nước sông đen ngòm bốc mùi nồng nặc như thế cá nào sinh sống cho được? Và dù có bắt được cá mà biết cá sống trong nguồn nước ô nhiễm như vậy thì liệu người dân có dám ăn ?
Đúng như tôi suy nghĩ, bắt cá ở đây họ chỉ bắt mang bán chứ họ cũng chẳng dám ăn- Chú Đáng chia sẻ.
Men theo con đường đất ven sông chúng tôi gặp một người phụ nữ đang lấy rau. Khi chúng tôi đến cô cũng chuẩn bị ra về nhưng thấy chúng tôi cô cũng nán lại. Tôi thấy cô mang theo một bình tưới rau trong đó nước rất trong, tôi thắc mắc tại sao cô trồng rau ven sông sao không lấy nước sông tưới cho gần. Cô cười bảo: “Nước ở đây ô nhiễm nặng lắm, cô không dám dùng nước tưới rau sợ ảnh hưởng đến sức khỏe nên toàn lấy nước máy từ nhà ra. Mỗi lần ra lấy rau xách được một ít, tuy nặng nhưng an toàn”( cô cười).
Nước sông đen đục đến nỗi không thể tưới rau
Thấy chúng tôi nói chuyện với cô Tuyết về việc ô nhiễm,vài cô hàng xóm cũng ra tâm sự. Các cô cho biết tất cả những hộ dân sinh sống tại đây đều phải mua nước dùng chứ không dùng nước giếng khoan được vì nồng độ sắt và các chất độc hại quá cao. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nam đã kiểm tra và kết luận như vậy.
Nước sông chuyển sang màu đen bốc mùi rất khó chịu
Chẳng biết đến bao giờ dòng sông Đáy ở đây mới trở lại là dòng sông trong lành như xưa? Chỉ biết những người dân nơi đây đang phải sống trong môi trường bị ô nhiễm trầm trọng và từng ngày, từng giờ chờ đợi các cơ quan chức năng vào cuộc.
Các tin khác
Với cấu trúc nhiều lớp và độ xốp đồng đều, loại màng lọc mới không chỉ có thông lượng nước đặc biệt mà còn giúp loại bỏ các chất gây ô nhiễm một cách hiệu quả.
Đó là một trong những mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 (Dự kiến lần 1) vừa được UBND tỉnh Bắc Giang ban hành.
Dù công việc thoát nước chống úng ngập thành phố rất vất vả nhưng anh Phạm Thành Trung, Tổ trưởng Tổ xử lý chất lượng nước, Xí nghiệp Quản lý duy trì hồ (Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội) vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Hiện các địa phương tại ĐBSCL đang tăng cường các biện pháp chống ngập vùng nội ô, phát triển đô thị bền vững kết hợp chỉnh trang đô thị.