Chiến dịch khai thông kênh rạch , công rãnh ở Hà Nội

  • Cập nhật: Thứ năm, 2/10/2014 | 9:09:29 Sáng

(tapchicapthoatnuocvietnam.vn)- Lâu nay, hệ thống sông, kênh, mương trên địa bàn TP. Hà Nội đã "nổi tiếng" về ô nhiễm. Người dân Thủ đô và công luận đã khá bức xúc với hai nguyên nhân đã như thành hai căn bệnh mãn tính dẫn đến tình trạng ô nhiễm đó: Sự thu hẹp, đến tắc nghẽn lòng sông, kênh, mương và việc xả thải vô tội vạ, nguồn nước thải chưa qua xử lý ra sông, kênh, mương.

Nhiều cuộc khảo sát thực tế, nhiều Hội thảo khoa học, nhiều cuộc họp liên ngành, liên tỉnh đã được tiến hành nhằm "giải tỏa" tình trạng này. TP. Hà Nội cũng đã bàn, đã đề xuất phương án và thực tế cũng đã đầu tư khá nhiều kinh phí, những mong giải quyết được triệt để vấn đề ô nhiễm. Tuy nhiên, đến nay tình trạng hẹp lòng, ô nhiễm trên các sông, kênh, mương của Hà Nội vẫn đang là vấn đề nan giải.

Qua khảo sát của các cơ quan chức năng, nhiều đoạn dẫn của các con sông chảy qua nhiều vùng  dân cư trên địa bàn ngoại thành Hà Nội như sông Nhuệ, sông La Khê, sông Vân Đình, sông Duy Tiên… đều đã bị thu hẹp, bồi lắng rất nhiều. Theo các nhà chuyên môn, mặt cắt tự nhiên của các con sông bị thu hẹp như vậy một phần do những diễn biến thời tiết phức tạp trong những năm gần đây. Tuy nhiên,  nguyên nhân chính là do tình trạng vi phạm Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi làm giảm năng lực dẫn nước, dẫn đến lòng sông không đáp ứng được yêu cầu chứa và tiêu nước khi cần thiết. Cùng với đó, việc thi công các cây cầu qua sông phát sinh một khối lượng lớn phế thải, vật liệu xây dựng đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến dòng chảy của sông. Gầm cầu thường là điểm bị bồi lắng nhiều nhất.

Ví dụ như các khu gầm cầu bắc qua sông Nhuệ như Cầu Đôi, cầu Kiến Hưng, cầu Lê Văn Lương, cầu Hữu Hòa hoặc các cầu bắc qua sông La Khê như cầu Chùa Ngòi, cầu La Khê, khu vực kè của dự án khu đô thị An Hưng…Trong khi các con sông bị bồi lắng thu hẹp dòng chảy, hạn chế lưu lượng dòng chảy thì lượng nước thải chưa qua xử lý thải ra sông lại gia tăng nhanh chóng. Nước thải không kịp thoát, gây tình trạng tù đọng, mùi hôi thối rất khó chịu cộng thêm vào đó là tình trạng xả rác thải, phế liệu lên bờ thậm chí xuống lòng sông ngày càng gia tăng. Không thông thoát được, rác thải quẩn quanh, bao phủ mặt sông, kênh mương rồi thối mục, gây ô nhiễm trầm trọng các kênh, mương, sông Hà Nội, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn nước.

 Trước thực trạng này, gần đây UBND TP. Hà Nội đã vào cuộc ráo riết, yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các quận, huyện, thị xã và các Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển thủy lợi: Hà Nội, Mê Linh, sông Nhuệ, sông Đáy, sông Tích…khẩn trương dọn dẹp bèo rác, vật thải, vật cản trên các sông, trục, kênh, mương đảm bảo thông thoáng lòng dẫn, phục vụ tiêu thoát nước chống ngập úng trước mùa lũ 2012 và cải tạo môi trường.

Cùng với những nỗ lực của Hà Nội, mới đây Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng đã chỉ đạo các cơ quan chức năng quy hoạch, cải tạo hệ thống sông Đáy để đủ sức tiêu lũ trong mùa mưa bão và đảm bảo vệ sinh môi trường lưu vực sông.

Hy vọng, với cố gắng và quyết tâm của địa phương, của các cơ quan chức năng, đặc biệt, ý thức tự giác bảo vệ môi trường của người dân, hệ thống sông, kênh, mương của Hà Nội sẽ được khơi thông, môi trường sống ở lưu vực sông sẽ thực sự xanh - sạch - đẹp.

                                                                                                                Monre

  •  
Các tin khác

Với cấu trúc nhiều lớp và độ xốp đồng đều, loại màng lọc mới không chỉ có thông lượng nước đặc biệt mà còn giúp loại bỏ các chất gây ô nhiễm một cách hiệu quả.

Đó là một trong những mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 (Dự kiến lần 1) vừa được UBND tỉnh Bắc Giang ban hành.

Dù công việc thoát nước chống úng ngập thành phố rất vất vả nhưng anh Phạm Thành Trung, Tổ trưởng Tổ xử lý chất lượng nước, Xí nghiệp Quản lý duy trì hồ (Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội) vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Hiện các địa phương tại ĐBSCL đang tăng cường các biện pháp chống ngập vùng nội ô, phát triển đô thị bền vững kết hợp chỉnh trang đô thị.