Hợp tác để khai thác khoáng sản bền vững trong ASEAN

  • Cập nhật: Thứ bảy, 9/10/2021 | 8:54:55 Sáng

Ngày 8/10, Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Khoáng sản lần thứ 8 (AMMin 8) được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Hội nghị do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ Mỏ và Năng lượng Campuchia Suy Sem đồng chủ trì.

Hop_tac_de_khai_thac_khoang_san_ben_vung_tr0ng_ASEAN_1
Đại biểu phía Việt Nam tham dự AMMin 8
AMMin 8 tiến hành thảo luận, tóm tắt các vấn đề liên quan đến các giải pháp chính và các nhiệm vụ ưu tiên cho ASEAN 2021 và phát triển cộng đồng ASEAN, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến cách mạng công nghiệp lần thứ tư và nền kinh tế tuần hoàn; tóm tắt về các kết quả chính được hoàn thành bởi Hội nghị Quan chức cấp cao ASEAN về khoáng sản (ASOMM) và Nhóm công tác trong năm 2020, 2021. Trong đó bao gồm cả tiến độ hợp tác với các đối tác và ghi nhận tầm quan trọng của việc thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan để xây dựng, hỗ trợ phát triển chính sách, mục tiêu, nguyên tắc và thực tiễn khai thác khoáng sản bền vững trong ASEAN.
Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, tài nguyên khoáng sản đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của loài người trong thời gian dài. Tuy nhiên, việc khai thác quá mức và sử dụng thiếu bền vững nguồn tài nguyên quý này giá phục vụ mục đích phát triển của con người đã làm thay đổi cảnh quan Trái Đất; góp phần đưa nhân loại đến các thách thức nghiêm trọng hơn như ô nhiễm môi trường, sụp đổ hệ sinh thái, khủng hoảng khí hậu. Đã đến lúc nhân loại cần đánh giá, nhìn nhận một cách đầy đủ về những tác động của các hoạt động khai thác, sử dụng thiếu bền vững của mình, kịp thời khắc phục được những khiếm khuyết trong mô hình phát triển trước đây.
Bộ trưởng Bộ TN&MT của Việt Nam cũng lưu ý, nhiều quốc gia và dân tộc trên thế giới đã bị vướng vào "lời nguyền tài nguyên,” không thể tạo sự phát triển đồng đều, công bằng dựa trên lợi thế về tài nguyên. Do đó, tiêu chí minh bạch trong tiếp cận thông tin, chia sẻ lợi ích từ nguồn lợi khoáng sản; tiết kiệm, hiệu quả, bền vững và bao trùm phải được ưu tiên cao nhất trong quá trình hoạch định chính sách, đầu tư tài chính cho các hoạt động khai thác, sử dụng khoáng sản. Đặc biệt, nguồn lợi từ tài nguyên phải được tái đầu tư phát triển cho ngành kinh tế khác, đầu tư cho tương lai bền vững của các thế hệ mai sau của ASEAN. AMMin 8 là cơ hội để các nước ASEAN cùng gặp gỡ, kiểm điểm lại quá trình hợp tác đã qua đồng thời thảo luận, thống nhất về những vấn đề hợp tác trọng tâm trong thời gian tới. Hy vọng những kết quả quan trọng tại hội nghị lần này sẽ góp phần định hình ngành khoáng sản ASEAN gắn kết, chia sẻ, phát triển bền vững.
AMMin 8 kết thúc với tuyên bố ngắn gọn về chính sách liên quan đến các ưu tiên và lợi ích quốc gia đối với phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản, thông qua các khuyến nghị chính về hợp tác khu vực về khoáng sản để ứng phó với các cơ hội và thách thức của một tương lai chuyên sâu về khoáng sản.

Tùng Lâm
Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

  •  
Các tin khác

UBND tỉnh Nghệ An vừa công bố Kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường cho Khu Dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An đến năm 2027, với tầm nhìn và mục tiêu định hướng đến năm 2030.

Tỉnh Quảng Nam là địa phương đầu tiên tại Việt Nam được Chính phủ đồng ý thực hiện Đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ carbon rừng, thời gian thực hiện từ năm 2021 - 2025. Tuy nhiên, địa phương vẫn đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc để hiện thực hóa tham vọng thu về triệu đô từ việc trồng và bảo vệ rừng bền vững.

Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh vừa tiến hành thả 5 triệu con giống xuống vịnh Bắc Bộ.

Trong nỗ lực bảo tồn loài hoang dã, ngày 7/3, Vườn Quốc gia Tràm Chim đã bất ngờ ghi nhận sự xuất hiện của 4 cá thể Sếu đầu đỏ quay trở về kiếm ăn tại đây.