Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị lấy ý kiến vào Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

  • Cập nhật: Thứ năm, 18/5/2023 | 2:26:51 Chiều

Ngày 17/5, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị lấy ý kiến vào Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Ông Nguyễn Văn Mạnh - Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc chủ trì Hội nghị.

pho-truong-doan-dbqh-tinh-nguyen-van-manh-chu-tri-hoi-nghi.jpg
Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Mạnh phát biểu tại Hội nghị

Theo báo cáo, Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) được xây dựng gồm 10 chương, 88 điều. So với Luật hiện hành, Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) giữ nguyên 10 điều, sửa đổi, bổ sung 62 điều, bổ sung mới 16 điều và bỏ 8 điều.

Dự thảo Luật Tài nguyên nước được sửa đổi một cách toàn diện với 4 chính sách quan trọng: Thứ nhất, đảm bảo an ninh nguồn nước. Thứ hai, xã hội hóa nguồn nước, ngành nước. Thứ ba, tài chính về tài nguyên nước. Thứ tư, bảo vệ tài nguyên nước và phòng, chống các tác hại do tài nguyên nước gây ra. Các chính sách được cụ thể hóa trong 88 điều của Dự thảo Luật.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung bổ sung, phân tích để làm rõ các vấn đề về phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; các quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước; thuế, phí về tài nguyên nước; giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước…

Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Mạnh đã ghi nhận, đánh giá cao ý kiến đóng góp của các đại biểu, đồng thời sẽ tiếp thu, tổng hợp ý kiến báo cáo Đoàn ĐBQH tỉnh để làm căn cứ thảo luận tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Từ đó, góp ý xây dựng Báo cáo thẩm tra trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

 

Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Mạnh mong muốn các đại biểu tiếp tục nghiên cứu, đóng góp thêm ý kiến để hoàn thiện dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), đặc biệt, để Luật khi ban hành thực sự đi vào cuộc sống một cách khả thi, thiết thực, là công cụ quan trọng nâng cao chất lượng quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước; đảm bảo an ninh nguồn nước; đảm bảo hài hòa lợi ích riêng và lợi ích chung, phát huy nguồn lực tài nguyên nước đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững.


Hải Bình



Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

  •  
Các tin khác

UBND tỉnh Nghệ An vừa công bố Kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường cho Khu Dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An đến năm 2027, với tầm nhìn và mục tiêu định hướng đến năm 2030.

Tỉnh Quảng Nam là địa phương đầu tiên tại Việt Nam được Chính phủ đồng ý thực hiện Đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ carbon rừng, thời gian thực hiện từ năm 2021 - 2025. Tuy nhiên, địa phương vẫn đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc để hiện thực hóa tham vọng thu về triệu đô từ việc trồng và bảo vệ rừng bền vững.

Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh vừa tiến hành thả 5 triệu con giống xuống vịnh Bắc Bộ.

Trong nỗ lực bảo tồn loài hoang dã, ngày 7/3, Vườn Quốc gia Tràm Chim đã bất ngờ ghi nhận sự xuất hiện của 4 cá thể Sếu đầu đỏ quay trở về kiếm ăn tại đây.