Hà Nội: Điều tra dấu hiệu 2 tàu hút khai thác cát trái phép trên sông Hồng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 17/11/2023 | 2:31:26 Chiều

Công an huyện Ba Vì (TP Hà Nội) đang tiến hành điều tra làm rõ 2 tàu hút cát công suất lớn có dấu hiệu hoạt động khai thác trái phép trên sông Hồng thuộc địa bàn xã Cổ Đô.

Ngày 15/11, Công an tỉnh Phú Thọ phối hợp với Công an TP Hà Nội, Công an huyện Ba Vì kiểm tra phát hiện tàu hút cát công suất lớn có dấu hiệu khai thác cát trái phép trên sông Hồng thuộc địa bàn xã Cổ Đô, huyện Ba Vì.

Tàu cát được cho là có dấu hiệu vi phạm đang khai thác trên địa bàn xã Cổ Đô, huyện Ba Vì
Tàu cát được cho là có dấu hiệu vi phạm đang khai thác trên địa bàn xã Cổ Đô, huyện Ba Vì

Theo đó, tàu công suất lớn mang số hiệu HN 0919 VR 08012821 đang dừng khai thác, cạnh đó trong khoang của tàu chở mang số hiệu TH – 112 VR 16040194 có chứa số lượng lớn cát trên khoang. Trước nghi vấn này lực lượng chức năng huyện Ba Vì đã tiến hành lập biên bản vụ việc để phục vụ công tác điều tra.

Khoảng 200m3 cát đã được khai thác lên khoang tàu.
Khoảng 200m3 cát đã được khai thác lên khoang tàu.

Ngày 16/11, trao đổi với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, ông Nguyễn Minh Đức - Chủ tịch UBND xã Cổ Đô cho biết: Trên địa bàn xã Cổ Đô không có mỏ cát nào. Qua kiểm tra rà soát và định vị thì 2 tàu hút cát đang thực hiện việc hút cát trái phép tại địa phận xã Cổ Đô. Khối lượng khai thác được nhận định sơ bộ ban đầu vào khoảng 200m3 cát. Hiện nay cơ quan công an đang điều tra và chưa có kết luận.

PHƯƠNG THẢO
  •  
Các tin khác

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải Hải có diện tích rộng 12.500 ha, tọa lạc tại vùng ngoài đê số 5 và số 6 của huyện Tiền Hải. Ranh giới khu bảo tồn được xác định qua 33 điểm tọa độ.

Cần có chiến lược quản lý thị trường tín chỉ carbon đang nổi ở Việt Nam và dùng lợi nhuận có được từ hoạt động mua bán tín chỉ để thúc đẩy bền vững về môi trường...

Theo Báo cáo của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam (VNFF), tính đến nay, tổng thu tiền dịch vụ môi trường rừng cả nước đạt hơn 4.156 tỷ đồng. Việc giải ngân nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng cho người dân đã cơ bản hoàn thành.

Suốt 11 năm, lực lượng kiểm lâm tại Khu bảo tồn Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam đã bền bỉ tuần tra, thực hiện tháo gỡ bẫy dây, giúp giảm 40% số lượng bẫy, góp phần giảm các mối đe dọa đối với động vật hoang dã ở một trong những khu vực đa dạng sinh học nhất Việt Nam.