TPHCM: 2 dự án thoát nước bị kẹt vốn

  • Cập nhật: Thứ hai, 3/6/2013 | 11:32:10 Sáng

Người dân trên tuyến đường Đỗ Xuân Hợp ở quận 9 và quận 2, TPHCM sẽ tiếp tục chịu tình trạng ngập úng trong mùa mưa năm nay bởi 2 dự án hệ thống thoát nước trên tuyến đường này đang bị kẹt vốn.

Báo cáo với Ban Kinh tế Ngân sách, HĐND thành phố về tiến độ triển khai 2 dự án thoát nước trên đường Đỗ Xuân Hợp ngày 29-5, Trung tâm Điều hành chống ngập nước TPHCM đã kiến nghị thành phố sớm bố trí vốn để trung tâm triển khai 2 dự án này trong năm 2013, giúp nhanh chóng xóa ngập cho tuyến đường này.

Theo trung tâm, 2 dự án xây dựng hệ thống thoát nước đường Đỗ Xuân Hợp có tổng vốn đầu tư 378 tỉ đồng với chiều dài gần 5.300 mét từ xa lộ Hà Nội đến đường Nguyễn Duy Trinh được thành phố phê duyệt từ tháng 1-2013. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa bố trí vốn nên không thể tổ chức đấu thầu xây lắp.

Trung tâm chống ngập thành phố cho rằng hiện nay khi trời mưa với lưu lượng khoảng 35-40 mm thì con đường Đỗ Xuân Hợp đã bị ngập, có nơi ngập sâu. Tình trạng ngập tuyến đường này sẽ chấm dứt nếu thi công các tuyến cống thoát nước dọc hai bên đường, đổ ra các cửa xả cầu Đập Nam Lý, rạch Trường Thọ, rạch Giồng Ông Tố, đồng thời tái lập phui đào và thảm nhựa toàn bộ mặt đường. 

Dự án cải tạo kênh Ba Bò vẫn chậm

Liên quan đến dự án cải tạo kênh Ba Bò, trung tâm chống ngập thành phố cho biết đến nay hạng mục hồ điều tiết và hạng mục xây lắp tuyến kênh chính vẫn chưa hoàn thành.

Tuyến kênh chính Ba Bò dài 1.700 mét và kênh nhánh dài gần 900 mét chạy từ địa phận tỉnh Bình Dương về rạch Nước Trong địa phận TPHCM có tổng diện tích lưu vực thoát nước là 1.560 héc ta (trong đó 90% diện tích thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương).

Do phải tiếp nhận lượng nước thải từ các khu công nghiệp như Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, Sóng Thần 1, Sóng Thần 2, Đồng An (Bình Dương) và Khu chế xuất Linh Trung (TPHCM) nên kênh Bà Bò là nổi ám ảnh của nhiều người dân ven kênh bởi sự ô nhiễm nặng nề của nó kéo dài nhiều năm qua.  

Sau 3 lần điều chỉnh vốn đầu tư từ 300 tỉ đồng lên gần 750 tỉ đồng từ ngân sách TPHCM (điều chỉnh vốn trong các năm 2007, 2009 và 2012), dự án cải tạo kênh Ba Bò được triển khai khá chậm chạp. Chẳng hạn hạng mục xây lắp đến nay chỉ đạt 54% khối lượng do mặt bằng thi công hồ sinh học chưa bàn giao xong, còn hồ điều tiết vẫn còn vướng một số hộ dân chưa giải tỏa.

 Theo thesaigontimes.vn

  •  
Các tin khác

Hiện nay, tại Việt Nam có nhiều phương pháp để xử lý nước thải, một trong các phương pháp cho thấy hiệu quả đó là sử dụng tháp Air Stripping. Đây là một công nghệ thích hợp để xử lý nước thải có nồng độ Amoni cao và có các thành phần độc hại khác trong nước thải rỉ rác, chế biến thủy sản, chăn nuôi, sản xuất cao su, sản xuất bột cá…

Theo các chuyên gia, ngoài việc hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế thì việc các dự án phát triển hạ tầng giao thông, thậm chí là dự án thoát nước chậm triển khai cũng là nguyên nhân khiến công tác tiêu thoát nước, phòng chống ngập úng gặp nhiều khó khăn.

Thành phố Hà Nội quyết tâm khơi thông dòng chảy sông Tô Lịch. Một việc khó và cần nhiều nguồn lực lớn.

Sở Xây Dựng TP.HCM vừa công bố báo cáo kết quả thực hiện chương trình chống ngập và xử lý nước thải giai đoạn 2021-2025, cùng kế hoạch thực hiện năm 2024-2025 gửi UBND TP.HCM.