Dàn ống nước thải ''khó đỡ'' giữa lòng Thủ đô

  • Cập nhật: Thứ hai, 27/5/2013 | 1:47:11 Chiều

Cạnh dự án cải tạo sông Lừ, khu nhà 4 tầng E4 thuộc khu tập thể Đại học Y Hà Nội luôn bốc mùi hôi thối nồng nặc từ mạng lưới các ống xả thải của hơn 100 hộ dân lơ lửng giữa đường đi.

Chị Vũ Thị Hường, cán bộ của trường, chủ căn hộ số 22B cho biết, tháng 12/2012, dự án cải tạo sông Lừ được khởi động, dãy nhà cơi nới tầng 1 được đập bỏ, hệ thống ống nhựa xả thải trước đây men theo dãy mái tầng 1 trơ khấc, lơ lửng trên đầu người đi lại.


Cũng từ đó, mùi xú uế nồng nặc cả ngày do hệ thống ống xả thải được ban quản lý dự án cải tạo sông Lừ cắm thẳng xuống một chiếc cống xây tạm giống như chiếc bể chạy dọc theo chiều dài dãy nhà và không có chỗ thoát nước.


Chị Hường cho biết thêm, vào năm 2007, UBND phường Trung Tự (Đống Đa) đã tiến hành thuê đơn vị khảo sát, kiểm tra chất lượng khu nhà E4 và được xếp vào diện nguy hiểm, thành phố đã giao dự án cải tạo, nâng cấp khu nhà cùng khu tập thể Khương Thượng cho Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội. Dự án chưa biết khi nào mới triển khai và hơn 100 hộ dân khu nhà E4 vẫn hàng ngày chịu đựng ô nhiễm với hệ thống ống nhựa xả thải xuống cấp có thể vỡ ập nước thải lên đầu người qua lại bất cứ khi nào. 

 

Nhà E4 thuộc Khu tập thể Trường ĐH Y Hà Nội được xây dựng đã gần 40 năm nằm sát con sông nước thải của thành phố, có một đầu hồi nằm ngay mặt đường Tôn Thất Tùng. Sau nhiều năm, do nhu cầu bức bách mỗi căn hộ đều cơi nới thêm diện tích, cải tạo khu vệ sinh trong nhà và nước thải sinh hoạt bao gồm cả nước bồn cầu được xả thẳng ra sông Lừ bằng các ống nhựa.

 

Trước đây, hệ thống ống xả thải này nằm men theo dãy nhà cơi nới tầng 1 và xả thẳng nước thải vệ sinh xuống sông Lừ.

 

Tháng 12/2012, sông Lừ được cải tạo, BQL DA xây một chiếc cống cao 1m, rộng 0,8m kéo dài suốt chiều dài dãy nhà và 2 đầu bịt kín nên nhiều khi nước thải chảy qua nắp cống tràn ra đường.

 

 

Hàng trăm lượt người hàng ngày phải đi dưới "mạng lưới" ống cống bằng nhựa đã cũ có thể vỡ bất cứ lúc nào.

 

Nhiều đoạn ống xả thải đã gãy có thể xả thứ nước mà dân gian gọi là nước cống bất kỳ khi nào lên đầu người đi đường.

 

Mùi hôi thối bốc lên suốt ngày.

 

Nhiều người không chịu nổi phải lấy tay bịt mũi mỗi khi đi qua.

 

 

Người dân kể đã có vài vụ ống cống bằng nhựa này vỡ và đã xả thẳng thứ nước hôi thối này vào người đi đường.

 

Một tiệm cơm nằm ngay dưới hệ thống cống "độc nhất vô nhị" này.

 

Mặt sông Lừ sẽ là đường đi sau khi được cải tạo, người dân chưa rõ BQL DA cải tạo sông Lừ sẽ sử lý thế nào với hệ thống "cống" lạ kỳ này. Cũng không biết những hộ dân nơi đây vẫn phải sống chung với ô nhiễm nặng nề này bao lâu nữa?

Theo Vietnamnet

 

  •  
Các tin khác

Hiện nay, tại Việt Nam có nhiều phương pháp để xử lý nước thải, một trong các phương pháp cho thấy hiệu quả đó là sử dụng tháp Air Stripping. Đây là một công nghệ thích hợp để xử lý nước thải có nồng độ Amoni cao và có các thành phần độc hại khác trong nước thải rỉ rác, chế biến thủy sản, chăn nuôi, sản xuất cao su, sản xuất bột cá…

Theo các chuyên gia, ngoài việc hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế thì việc các dự án phát triển hạ tầng giao thông, thậm chí là dự án thoát nước chậm triển khai cũng là nguyên nhân khiến công tác tiêu thoát nước, phòng chống ngập úng gặp nhiều khó khăn.

Thành phố Hà Nội quyết tâm khơi thông dòng chảy sông Tô Lịch. Một việc khó và cần nhiều nguồn lực lớn.

Sở Xây Dựng TP.HCM vừa công bố báo cáo kết quả thực hiện chương trình chống ngập và xử lý nước thải giai đoạn 2021-2025, cùng kế hoạch thực hiện năm 2024-2025 gửi UBND TP.HCM.