Vấn đề thiếu hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp được đưa ra trước Quốc hội

  • Cập nhật: Thứ tư, 8/11/2023 | 11:13:46 Sáng

Đây là vấn đề được đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh.

Vẫn còn khu công nghiệp hoạt động mà hoàn toàn chưa triển khai xây dựng hệ thống xử lý nước thải
Vẫn còn khu công nghiệp hoạt động mà hoàn toàn chưa triển khai xây dựng hệ thống xử lý nước thải . Ảnh minh hoạ: ITN 

Tại ngày chất vấn thứ 2 của kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV hôm 7/11, Quốc hội tiếp tục chất vấn các thành viên Chính phủ, trưởng ngành về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, chất vấn đối với các lĩnh vực: công thương; nông nghiệp và phát triển nông thôn; giao thông vận tải; xây dựng; tài nguyên và môi trường; tư pháp; nội vụ; an ninh, trật tự, an toàn xã hội; thanh tra; tòa án; kiểm sát; kiểm toán.

Cụ thể, đến thời điểm này, vẫn còn khu công nghiệp hoạt động mà hoàn toàn chưa triển khai xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng không vận hành, hay vận hành không hiệu quả hoặc xuống cấp và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường rất cao. Đây là vấn đề được đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh.

Sau 17 năm triển khai xây dựng, khu xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp Đình Hương, Tây Bắc Ga, Thanh Hóa vẫn chưa nghiệm thu. Muốn hoạt động, doanh nghiệp thứ cấp phải đầu tư hệ thống xử lý nước thải riêng. Điều đáng nói, khu công nghiệp này tiếp tục đầu tư KCN Tây Bắc Ga giai đoạn 2 và vẫn không có hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Việc có các đơn vị chưa hoàn thành hạ tầng bảo vệ môi trường đi vào hoạt động tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường, thậm chí do tiếp nhận hệ thống nước thải chưa xử lý của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề đã biến công trình đại thủy nông lớn như Bắc Hưng Hải trở nên ô nhiễm nặng nề như thế này. Đây cũng là vấn đề gây bức xúc trong cử tri.

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cũng cho biết, đến năm 2022, cả nước còn 26 khu công nghiệp và 555 cụm công nghiệp chưa có khu xử lý nước thải tập trung. Bộ đã đề nghị các ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục quan tâm chỉ đạo khắc phục, tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử phạt hành chính các cơ sở vi phạm./.

AN NA/MT&ĐT
  •  
Các tin khác

Hiện nay, tại Việt Nam có nhiều phương pháp để xử lý nước thải, một trong các phương pháp cho thấy hiệu quả đó là sử dụng tháp Air Stripping. Đây là một công nghệ thích hợp để xử lý nước thải có nồng độ Amoni cao và có các thành phần độc hại khác trong nước thải rỉ rác, chế biến thủy sản, chăn nuôi, sản xuất cao su, sản xuất bột cá…

Theo các chuyên gia, ngoài việc hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế thì việc các dự án phát triển hạ tầng giao thông, thậm chí là dự án thoát nước chậm triển khai cũng là nguyên nhân khiến công tác tiêu thoát nước, phòng chống ngập úng gặp nhiều khó khăn.

Thành phố Hà Nội quyết tâm khơi thông dòng chảy sông Tô Lịch. Một việc khó và cần nhiều nguồn lực lớn.

Sở Xây Dựng TP.HCM vừa công bố báo cáo kết quả thực hiện chương trình chống ngập và xử lý nước thải giai đoạn 2021-2025, cùng kế hoạch thực hiện năm 2024-2025 gửi UBND TP.HCM.