Thừa Thiên Huế: Xử phạt gần 200 triệu một công ty xả thải vượt quy chuẩn

  • Cập nhật: Thứ năm, 14/12/2023 | 2:32:00 Chiều

Tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một công ty trên địa bàn với số tiền gần 200 triệu đồng vì có nhiều sai phạm.


Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư và phát triển hạ tầng khu công nghiệp bị UBND tỉnh Thừa Thiên Huế xử phạt gần 200 triệu đồng do xả nước thải (ảnh minh họa).

Trước đó, đầu tháng 11/2023, Công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển hạ tầng Khu Công nghiệp có hành vi vi phạm xả nước thải có chứa các thông số môi trường thông thường vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải vào môi trường từ 5 lần đến dưới 10 lần. Cụ thể, chỉ số COD vượt 6,1 lần; TSS vượt 2,6 lần; Fe vượt 1,4 lần với thải lượng nước thải 15,84m3/ngày.

Sau khi phát hiện, lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành lập biên bản vi phạm đối với công ty này. Căn cứ quy định tại điểm c, khoản 5 và khoản 7, Điều 18, Nghị định 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra quyết định xử phạt Công ty TNHH MTV đầu tư vàphát triển hạ tầng Khu Công nghiệp số tiền 195 triệu đồng.


Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế tiến hành kiểm tra xả thải của doanh nghiệp.

Ngoài ra, Công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển hạ tầng Khu Công nghiệp phải hoàn trả kinh phí hơn 7,1 triệu đồng cho Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường) - cơ quan thực hiện giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường. Đồng thời yêu cầu công ty này phải thực hiện các biện pháp khắc phục, báo cáo kết quả sau khi khắc phục xong hậu quả vi phạm.

CÔNG THANH
  •  
Các tin khác

Hiện nay, tại Việt Nam có nhiều phương pháp để xử lý nước thải, một trong các phương pháp cho thấy hiệu quả đó là sử dụng tháp Air Stripping. Đây là một công nghệ thích hợp để xử lý nước thải có nồng độ Amoni cao và có các thành phần độc hại khác trong nước thải rỉ rác, chế biến thủy sản, chăn nuôi, sản xuất cao su, sản xuất bột cá…

Theo các chuyên gia, ngoài việc hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế thì việc các dự án phát triển hạ tầng giao thông, thậm chí là dự án thoát nước chậm triển khai cũng là nguyên nhân khiến công tác tiêu thoát nước, phòng chống ngập úng gặp nhiều khó khăn.

Thành phố Hà Nội quyết tâm khơi thông dòng chảy sông Tô Lịch. Một việc khó và cần nhiều nguồn lực lớn.

Sở Xây Dựng TP.HCM vừa công bố báo cáo kết quả thực hiện chương trình chống ngập và xử lý nước thải giai đoạn 2021-2025, cùng kế hoạch thực hiện năm 2024-2025 gửi UBND TP.HCM.