Tái chế nước thải thành nước uống, vẫn còn nhiều rào cản

  • Cập nhật: Thứ hai, 4/10/2021 | 5:10:02 Chiều

Nếu nước thải được xử lý đúng cách, có thể giúp tiết kiệm nguồn nước quý giá và giảm thải độc ra cho môi trường, thậm chí có thể tái chế nước thải thành nước uống.

Video về tái chế nước thải
Một đoạn video về tầm quan trọng cũng như những ảnh hưởng của nước thải tới môi trường vừa được chia sẻ trên Vnexpress. Video đề cập đến việc tái chế nước thải thành nước uống, mô hình tại Singapore và rào cản tâm lý đối với việc sử dụng nước tái chế.
Theo đó, hiện nay khoảng 80% nước thải toàn cầu được xả ra môi trường mà không qua bất kỳ biện pháp xử lý nào để loại bỏ ô nhiễm. Trong 20% được xử lý chỉ có một phần rất nhỏ được tái sử dụng trực tiếp. 
Đặc biệt, video cũng đã đề cập, nếu được xử lý đạt tiêu chuẩn, nước thải có thể dùng để xả nhà vệ sinh, tưới cây xanh, rửa sạch đường, động cơ máy bay hay các cơ sở công nghiệp.
Tại Singapore, có tới 900.000 lít nước sạch được sản xuất từ nước thải mỗi ngày, đáp ứng 40% nhu cầu nước của thành phố. Với các quy trình tái chế nước nghiêm ngặt, nước thải hoàn toàn có thể được tái sinh để quay lại phục vụ đời sống con người.
Vì nước ngọt chỉ chiếm 2,5% lượng nước có sẵn trên hành tinh nên việc tái sử dụng nước có một ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt tại những nơi nguồn nước hầu như không tồn tại.
Mặc dù vậy việc mở rộng quy trình tái sử dụng nước thải trên toàn cầu vẫn là một thách thức chủ yếu do các rào cản tâm lý trong việc sử dụng nước tái chế.

Hải Thanh
Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam
  •  
Các tin khác

VIETWATER 2023 và WETV2023 sẽ tập trung đem đến các giải pháp hướng đến sự bền vững trong lĩnh vực nước, xử lý nước thải, chất thải, nhất là vấn đề an ninh nước và môi trường nói chung.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ước tính sẽ có khoảng hơn 5 tỷ máy điều hòa không khí trên khắp hành tinh vào năm 2050. Vấn đề đáng quan tâm là trong khi làm mát cho mọi người thì máy điều hòa không khí cũng trở thành tác nhân khiến Trái đất nóng lên.

Sau thành công ngoài sức mong đợi của tàu đổ bộ Mặt trăng Chandrayaan-3, ngày 2/9, Ấn Độ sẽ phóng một đài quan sát mặt trời có tên Aditya-L1 vào không gian.

Trong quá trình sản xuất, bụi gỗ được xem là nguồn gây ô nhiễm. Bụi gỗ chủ yếu phát sinh từ các công đoạn và quy trình cưa, xẻ gỗ tạo phôi cho các chi tiết mộc, rọc, xẻ, phay, bào, khoan, chà nhám… Bụi gỗ không chỉ vô cùng độc hại cho sức khỏe người lao động, cho môi trường xung quanh mà còn là tác nhân gây hư hỏng cho các trang thiết bị khác. Chính vì vậy, việc lắp đặt thiết bị hệ thống xử lý bụi gỗ là một quy trình cần thiết và bắt buộc trong sản xuất gỗ.