Nông dân vùng duyên hải đối mặt với nhiều rủi ro vì biến đổi khí hậu hơn
- Cập nhật: Thứ sáu, 23/9/2022 | 10:42:43 Sáng
Trong một nghiên cứu mới đây, nhà nghiên cứu Trần Đức Dũng (Trung tâm Quản lý nước & BĐKH, ĐHQG TP.HCM) và cộng sự đã chỉ ra nông dân vùng duyên hải đối mặt với nhiều rủi ro vì biến đổi khí hậu (BĐKH) hơn.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn 600 nông dân trồng lúa ở 19 xã thuộc 6 quận của Cần Thơ (trung tâm đồng bằng) và Trà Vinh (ven biển), sau đó phân tích dữ liệu bằng khung Chỉ số tổn thương sinh kế (LVI) và cách tiếp cận Chỉ số tổn thương sinh kế của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (LVI–IPCC).
Kết quả cho thấy, mặc dù nông dân cả 2 khu vực đều bị ảnh hưởng bởi BĐKH và áp lực môi trường nhưng ở duyên hải, nông dân ít có năng lực đáp ứng hơn, nói cách khác, sinh kế của họ phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn. Tuy nhiên, thay đổi sinh kế để thích ứng còn tùy thuộc vào quy mô mở rộng diện tích trồng trọt nhưng nông dân ven biển hoặc không đủ năng lực này, hoặc thiếu kinh nghiệm, sợ rủi ro thiên tai. Mặt khác, hạn hán, ô nhiễm môi trường, giảm phù sa, xâm nhập mặn… sẽ gây tác động về dài hạn với sinh kế, trong khi nông dân còn thiếu hiểu biết hoặc chưa thực sự quan tâm đến những mối đe dọa của BĐKH.
Vì vậy nhóm nghiên cứu cho rằng, các chính quyền địa phương cần có những chiến lược và chính sách tăng cường hiểu biết và kỹ năng cho nông dân, đồng thời khuyến khích phát triển các hoạt động phi nông nghiệp.
Lam Hà
Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam
Các tin khác

VIETWATER 2023 và WETV2023 sẽ tập trung đem đến các giải pháp hướng đến sự bền vững trong lĩnh vực nước, xử lý nước thải, chất thải, nhất là vấn đề an ninh nước và môi trường nói chung.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ước tính sẽ có khoảng hơn 5 tỷ máy điều hòa không khí trên khắp hành tinh vào năm 2050. Vấn đề đáng quan tâm là trong khi làm mát cho mọi người thì máy điều hòa không khí cũng trở thành tác nhân khiến Trái đất nóng lên.
Sau thành công ngoài sức mong đợi của tàu đổ bộ Mặt trăng Chandrayaan-3, ngày 2/9, Ấn Độ sẽ phóng một đài quan sát mặt trời có tên Aditya-L1 vào không gian.
Trong quá trình sản xuất, bụi gỗ được xem là nguồn gây ô nhiễm. Bụi gỗ chủ yếu phát sinh từ các công đoạn và quy trình cưa, xẻ gỗ tạo phôi cho các chi tiết mộc, rọc, xẻ, phay, bào, khoan, chà nhám… Bụi gỗ không chỉ vô cùng độc hại cho sức khỏe người lao động, cho môi trường xung quanh mà còn là tác nhân gây hư hỏng cho các trang thiết bị khác. Chính vì vậy, việc lắp đặt thiết bị hệ thống xử lý bụi gỗ là một quy trình cần thiết và bắt buộc trong sản xuất gỗ.